Người đứng đầu FSB, ông Alexander Bortnikov, tiết lộ thông tin trên, dù thừa nhận phía Mỹ đã thông báo trước với Nga về chuyến đi của ông Biden.
Trước đó, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nói về "những đảm bảo an ninh" cho nhà lãnh đạo Mỹ, khi bình luận về chuyến thăm, nhưng không nói rõ bên nào đảm bảo.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington đã thông báo trước với Moscow "vì mục đích giảm xung đột", nhưng không đề cập phản hồi từ Nga.
Theo ông Bonitkov, Mỹ đã báo với Nga thông qua kênh ngoại giao, trong khi Moscow không cung cấp bất cứ sự đảm bảo an ninh nào.
Ông cho biết hai bên vẫn tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực an ninh và chủ yếu liên lạc về lĩnh vực chống khủng bố. Tuy nhiên, việc hợp tác này cũng không còn nhiều như trước, dù không bên nào có lợi trong sự xuống cấp về liên lạc, và mọi người đều muốn duy trì sự liên lạc này.
Theo CNN, chuyến thăm Ukraine của Tổng thống Biden diễn ra một cách bí mật. Chiếc chuyên cơ Không lực Một cất cánh từ căn cứ hỗn hợp Andrews (Maryland) vào 4 giờ 15 rạng sáng 19.2 (giờ địa phương). Khi máy bay rời đi trong cảnh đêm tối, các phóng viên tháp tùng không được phép mang theo thiết bị.
Lịch trình chính thức của ông Biden không hiển thị thông tin chuyến thăm, và các quan chức Mỹ tuần trước liên tục khẳng định Ukraine không phải là điểm đến được dự kiến hoặc được Nhà Trắng chuẩn bị.
Ukraine hiện là vùng chiến sự và là nơi quân đội Mỹ không có quyền kiểm soát, nên chuyến thăm này trở nên khác biệt so với các lịch trình công du chính thức khác ở Iraq hoặc Afghanistan.
Tháp tùng Tổng thống Biden chỉ có một số người thân cận, bao gồm Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, Phó chánh văn phòng Nhà Trắng Jen O'Malley Dillon và trợ lý tổng thống Annie Tomasini.
Bình luận (0)