Bộ Nội vụ vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội (QH) việc thực hiện nghị quyết của QH về chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó đáng chú ý là nội dung tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án tinh giản biên chế gắn với sắp xếp cơ cấu lại tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức một cách hợp lý.
Nhiều bộ, địa phương không có đề án
tin liên quan
Bộ quy tắc ứng xử cho công chức: Khó khả thiĐó là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc về bài viết Các quy tắc ứng xử dễ “chết yểu” đăng trên Thanh Niên ngày 25.12.
Theo báo cáo, năm 2015, tổng số đối tượng được giải quyết tinh giản biên chế là 5.778 người; trong đó 4.737 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi. Năm 2016 con số này tăng gấp đôi với gần 12.000 người. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng số đối tượng giải quyết tinh giản biên chế là 5.062 người, trong đó số người hưởng chính sách về hưu trước tuổi vẫn chiếm đa số với 4.437 người.
Con số này nếu so với chỉ tiêu phải giảm mỗi năm từ 1,5 - 2% biên chế đến năm 2021 theo nghị quyết của Bộ Chính trị, tương đương khoảng 35.000 - 40.000 người/năm, thì rõ ràng là quá ít. “Với tiến độ và cách làm như hiện nay thì khó có thể thực hiện được mục tiêu Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị”, báo cáo nêu rõ.
Đáng lưu ý, đến nay, còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phê duyệt đề án, thậm chí chưa xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế của bộ, ngành, địa phương mình từ năm 2015 - 2021 hay của từng năm. Điều này dẫn đến tình trạng đề xuất giải quyết chính sách tinh giản biên chế không theo quy định (định kỳ 2 lần/năm - 6 tháng/lần).
Bộ Nội vụ cũng cho biết một số bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng theo trình tự quy định; đưa vào diện tinh giản biên chế đối với một số trường hợp không thuộc đối tượng tinh giản. Thậm chí các bộ, ngành, địa phương không nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng theo quy định.
“Chỉ muốn tăng, không muốn giảm”
Là người nhiều năm theo dõi công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với tinh giản biên chế, TS Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), cho rằng chủ trương, quy định đã có nhiều, nhưng thực tế các bộ, ngành, địa phương không muốn làm hoặc làm cho có.
“Tâm lý là chỉ muốn tăng chứ không muốn giảm vì nó gắn với lợi ích, sợ đụng chạm. Tinh giản biên chế chỉ quyết liệt ở lời nói thôi chứ làm không được bao nhiêu. Hay nói thẳng ra là nói nhiều làm ít. Thậm chí có ông bộ trưởng, chủ tịch tỉnh nào muốn thực hiện tinh giản, tinh gọn bộ máy thì dễ bị cô lập”, TS Lê Hồng Sơn nói.
tin liên quan
Công chức ăn... mì gói trường kỳ vì dânGiữa trưa, mây trắng vẫn hạ xuống xã Ga Ri, nhiệt độ có nơi 17oC,
nên con đường vào bản như láng mỡ, trơn trượt. Món ăn thay bữa của công
chức xã là mì gói.
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 18.5, bà Mai Thị Phương Hoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của QH, người tham gia chuyên đề giám sát tối cao của QH về cải cách hành chính tại nhiều bộ, địa phương, tỏ ra không hài lòng trước kết quả đạt được.
“Tiến độ rất ì ạch. Số biên chế được tinh giản quá khiêm tốn, chỉ tiêu giảm tối thiểu 10% giai đoạn 2016 - 2021 khó mà đạt được”, bà Hoa nhìn nhận và cho rằng một số bộ ngành nói rất thành công trong giảm thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin… thì đáng ra cơ hội giảm biên chế phải đi kèm nhưng thực tế chưa hẳn như vậy. “Khi làm việc với Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói trong ngành hải quan trước đây có thủ tục cần đến 500 cán bộ, thì nay nhờ công nghệ, đơn giản hóa thủ tục chỉ cần vài chục người.
Nhưng khi đoàn giám sát hỏi số cán bộ thôi việc ở đó tinh giản được bao nhiêu thì câu trả lời là hầu hết phải chuyển sang bộ phận khác chứ không thể cho thôi việc vì không phải họ không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định để tinh giản”, bà Phương Hoa nói.
Theo bà Hoa, có một số nguyên nhân chính khiến công tác tinh giản biên chế trên thực tế diễn ra ì ạch dù các chủ trương, quy định không thiếu. Trước tiên là do tiêu chí về đánh giá cán bộ không sát thực tế, khiến việc chỉ ra một công chức “2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ” theo quy định là rất khó để từ đó đưa họ ra khỏi biên chế.
Song quan trọng hơn là sự thiếu quyết liệt của người đứng đầu, của lãnh đạo cơ quan trong nhận xét đánh giá cán bộ, dẫn tới kết quả là ai cũng hoàn thành nhiệm vụ và cuối cùng là “hòa cả làng”. “Kinh nghiệm và qua giám sát thực tế mới đây cho thấy, ở đâu mà người đứng đầu không ngại va chạm, không cả nể thì công tác tinh giản biên chế rất tốt.
Hầu hết ở đó khi xây dựng đề án vị trí việc làm không có chuyện bao nhiêu việc thì bấy nhiều người, bởi một người có thể làm nhiều vị trí. Thậm chí vị trí này bổ sung cho vị trí khác nên biên chế rất gọn nhẹ”, bà Hoa nhận xét.
Bình luận (0)