6 tháng ăn 800 gói mì
UBND xã Ga Ri (H.Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) hiện ra sau hàng rào được ghép bằng thân cây tròn. Những đám mây trắng treo trên ngọn cây, chờ nhiệt độ hạ thấp hơn là lập tức tràn xuống khắp lối đi. Chốn sương mù không có mặt trời đứng bóng.
tin liên quan
Các cơ quan hành chính ở Hà Nội đều 'sáng đèn' ngày thứ 77 giờ 30 sáng ở UBND phường Hạ Đình, Thanh Xuân không chỉ 4 cán bộ bộ phận một cửa mà toàn bộ công chức viên chức, lãnh đạo phường đều có mặt làm việc theo yêu cầu làm việc ngày thứ 7 của UBND TP.Hà Nội.
Trưa trên xã Ga Ri được “điểm” bằng hình ảnh công chức rời UBND xã, trên người khoác áo len, đầu đội mũ ấm, quần áo lấm tấm bùn đỏ, miệng cười tươi và mời nhau “mì, mì gói thôi”. Ga Ri là một trong những xã nghèo nhất nước. Cả xã không có một quán bán bún, phở. Mì gói đương nhiên trở thành món ngon thường ngày.
|
Chị Bling Thị Đía luôn nở nụ cười. Giọng nói của chị hơi cứng nhưng phát âm nhẹ nhàng. Chị cho biết đi từ bản tới cơ quan xã 4 km, cũng tạm gần. Sáng đi, chiều về, trưa ăn mì, có khi trưa ăn 2 gói. Hôm nào mưa thì ngủ lại ủy ban và ăn mì cả ngày, vì đường đi khó lắm. Mọi người đều ôm bụng cười vì tính cách thật thà của người Cơ Tu: “Em thì thích ăn phở, không thích ăn mì. Có lúc cũng chán phở, vì mì ăn không được nên lại phải ăn gói phở gà, thích ăn phở thôi”.
tin liên quan
Giải mã những ngôi nhà siêu 'tí hon' ở Sài Gòn người người sống chungNhững ngôi nhà siêu 'tí hon' chỉ vài ba mét vuông nép mình cạnh các tòa cao ốc giữa trung tâm thành phố phồn hoa. Nơi đó, có những gia đình ba thế hệ quây quần bên nhau một cách kỳ diệu.
Công chức trẻ tuổi nhất và có lẽ cũng là người lập kỷ lục ở VN về ăn mì gói, đó là anh Coor Nên. Anh Nên làm việc tại xã Ga Ri từ tháng 8.2016. Bình quân mỗi ngày anh ăn khoảng 5 - 6 gói mì. Ước tính anh đã ăn hết 800 gói mì trong gần 6 tháng. Mọi người cười ồ lên khi nghe anh Nên đưa ra bài toán so sánh “xã Ga Ri cách TP.Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam khoảng 200 km. Nếu nối sợi mì em đã ăn thì cũng đủ kéo về xuôi và ngược lên trên này”.
|
“Cung đường cháo lỏng”
Mùa mưa đã qua, nhưng con đường từ xã A Xan lên Ga Ri vẫn là “cung đường cháo lỏng”. Chiếc xe máy bò, trườn qua những con dốc cao, lội xuyên qua vũng bùn đỏ kêu xào xào dưới bánh xe được quấn xích. Hơi thở từ những cánh rừng già trên đỉnh Trường Sơn phả xuống, khiến không khí càng mát lạnh. “Mì gói là khá lắm rồi, chứ mấy hôm trước cán bộ xã không có mì để ăn”. Câu nói của chủ quán đã hé lộ ra trận bão bùn kéo dài suốt 7 tháng và người dân, cán bộ, bộ đội biên phòng đã phải đánh vật trong bùn lầy.
Trên lưng chừng dốc, đại úy Đậu Phi Sơn, Phó đồn trưởng Đồn biên phòng Ga Ri, đang chỉ đạo anh em dùng cuốc để sửa đường, gạt lớp bùn dẻo quánh để xe qua lại. Anh Sơn cho biết năm nào cũng mưa, đường không đi được. Nhưng chưa năm nào như năm nay. Trời cứ mưa mãi, mọi người chỉ đi bộ, xe máy vứt đầy đường không mang về nhà, cứ cho nó tắm mưa; anh em bộ đội đi trong biển bùn, vượt mấy chục ki lô mét để cùng dân cõng gạo, muối, mì gói”.
Ga Ri nằm trên dãy Trường Sơn. Nếu trời đổ mưa lớn thì đất đỏ trên núi sẽ biến thành chất keo lỏng. Bùn quấn chặt bánh xe, níu bước chân người. Nếu trời mưa nhỏ hạt, những cung đường lập tức biến thành những tảng mỡ. Xe máy cứ trôi bánh xiêu vẹo trên con đường trơn trượt. Giải pháp cuối cùng là đi bộ, cả người bê bết bùn.
Bà Bling Thị Hon, Phó chủ tịch UBND xã Ga Ri, cầm danh sách cấp phát ống nước cho bà con và cho biết mùa mưa vừa rồi, bà con nhân dân phải đi bộ ra tận xã ngoài để gánh lương thực về bản. Vừa đi vừa về hết 40 km, nhưng cả làng vẫn cứ đi trong mưa gió. Ruộng gieo xuống là bị mưa trôi mất, gieo sạ từ 3 - 4 lần vẫn chưa có lúa mọc. H.Tây Giang đã hỗ trợ gạo, giống cho nông dân.
tin liên quan
Những con đường bắt người Sài Gòn đi bộ 'phải phạm luật giao thông'Ngoài các con đường có vỉa hè rộng rãi để người dân có thể đi bộ, để xe máy thì vẫn còn đó những tuyến đường dường như không có vỉa hè, người dân chỉ cần “thò” tay ra cửa là đụng ngay xe cộ đang lưu thông.
Đã qua tháng 3, nhưng mưa gió vẫn chưa ngớt. Thỉnh thoảng mây sà xuống khắp lối đi, hạt mưa tí tách rơi, con đường vẫn lầy lội. Di chuyển 1 km ở Ga Ri, đôi khi là cực hình. Đó là những ngày cán bộ công chức xã đều ăn ngủ tại trụ sở, cán bộ nhà ở gần đó cũng chấp nhận ăn mì gói hằng ngày. Vì nếu mang gạo đến xã thì không có củi nấu.
Anh Bríu Bôi, chủ quán VIP ở Ga Ri cho biết mùa mưa vừa rồi thì tất cả các quán đều không còn một gói mì. Anh Bôi buồn rầu và thương anh em cán bộ xã đói bụng, chân bước không nổi, nhưng mà ghé vào xã thì vẫn thấy mọi người làm việc nhiệt tình.
2 chữ “vì dân”
Tại UBND xã Ga Ri, chị Bloong Thị Nhớt và anh Coor Bứi mang giấy tờ đến chứng. Những mẫu giấy được phát từ thôn và mới chỉ ghi sơ sài họ, tên. Anh Coor Nên trực bên văn phòng ủy ban vội chạy sang chỉ dẫn và viết giúp cho từng người. Là người dân tộc thiểu số, nhưng nét chữ của Coor Nên đẹp đến không ngờ. Anh Nên tâm sự: “Chỗ mô bà con làm được thì để bà con làm. Còn thì mình viết giúp. Cán bộ xã thì luôn là vì bà con, luôn vì quê hương, khi dân cần thì giúp hết khả năng có thể, giúp chân tình, nhiệt tình trong mọi công việc”.
Tại phòng làm việc, anh Zơ Râm Nhưng, Chủ tịch UBND xã, đang cắm cúi lướt qua bảng chấm công. Đây chính là sợi dây cót giúp công chức ở Ga Ri luôn làm việc tận tình và nhắc đến 2 chữ “vì dân”. Hằng ngày, nhân viên chấm điểm cho lãnh đạo, lãnh đạo chấm điểm cho nhân viên. Chấm điểm giờ đi làm, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm. Tuyệt đối không nể nang.
Chủ tịch Nhưng cho biết cái này làm thật, không hình thức gì hết. Anh em sống với nhau rất tình cảm, nhưng khi vào công việc thì ngay cả anh em trong nhà cũng không xuê xoa, làm việc chưa được là phê bình quyết liệt và tự ra phương hướng sửa đổi. Nhờ đó mà công việc hiệu quả. Huyện giao trồng 40 ha cây đảng sâm giúp dân thoát nghèo, địa phương phấn đấu nâng lên 60 ha; đàn bò cũng vượt 40 con so với chỉ tiêu.
Mỗi phòng làm việc trong UBND xã Ga Ri đều có sẵn chiếc giường để ngả lưng sau khi đánh chén mì gói. Hội trường in đầy vết bóng trên tường, vì lúc trời đất tối sầm, sấm đánh chói tai, mưa đổ trắng rừng, đường sá bị kẹt thì không gian nhỏ này trở thành sân tưng bóng để quên cái đói.
Bình luận (0)