Nó là một đứa bé bảy tuổi tinh nghịch, cái miệng lúc nào cũng ríu rít, không khi nào ngưng hỏi về thế giới xung quanh. Hôm nay, nó được ba mẹ dẫn về quê ăn tết. Như thường lệ trên lối cũ, năm ngoái nó thấy gia đình hàng xóm trang trí nhà cửa trang hoàng, lộng lẫy nhưng hôm nay căn nhà ấy như ứ đầy một bầu trời u tối, ảm đạm, chả thấy rộn ràng hay treo gì. Nó chả buồn suy nghĩ nữa. Nó chạy một mạch đến nhà ông ngoại.
Nó vô nhà chào ông ngoại, các dì, các dượng và thêm năm người anh em họ nữa, toàn là người lớn. Nó chạy nhanh vô phòng cất đồ, thay đồ, tranh thủ trải giường chiếu chiếm hữu luôn cái phòng. Căn nhà lá yên lặng năm nao nay được khuấy động lên bởi sự nhiệt tình lau dọn của nó. Mọi người thích thú hưởng ứng nhiệt liệt. Có ai mà ngờ rằng nó thích được hưởng không khí quê đến thế đâu, huống chi là càng có đông người rộn ràng trong dịp tết. Ông ngoại nó, một người đàn ông thông minh gầy gò, bị liệt hai chân, ngồi trên giường nhưng ông lúc nào cũng lạc quan. Thi thoảng ông lại lấy cái xe mà ông tự chế ra - một tấm ván gỗ đóng ở trên bốn bánh xe vững chắc - dạo đi khắp nhà xem con cháu làm gì ra hồn chưa. Nó lau chùi được mấy cái bàn, cái tủ đầu giường của ông ngoại và thế là xong. "Mình làm cũng nhiều rồi ha, quá xuất sắc!" - nó tự đắc. Nó đẩy ông ngoại trên xe tự chế đi ra cửa trước, để ông ngoại ngồi xuống thềm trông nó.
Thế nhưng chẳng có ai chơi bắn bi cùng với nó cả, ai cũng lo lau chùi, ngồi trong sân mãi, nó nhìn ra. Nó thấy cậu bé hàng xóm cỡ trạc tuổi nó, da ngăm đen, cao ngang nó, đôi mắt đen láy sáng quắc, gia đình cậu mới dọn về ở hồi trước tết năm ngoái - đứng dựa vào hàng rào nhà kế bên u ám lúc nãy nhìn qua nó chằm chằm. Nó thấy được niềm khao khát muốn được chơi bi trong đôi mắt tròn xoe, trên khuôn mặt ngây thơ và hình như cậu ấy cũng đang không có ai chơi cùng. Nó quay sang xin ông ngoại rủ cậu ấy qua chơi chung cho vui, ông đồng ý ngay lập tức.
Nó chạy lại đứng trước mặt cậu bé, cậu bé ngạc nhiên đến mức hoảng hốt đứng lùi xa ra cái hàng rào sắt đầy gai nhọn.
- Bạn ơi!? - Nó kêu.
- Sao đấy? - Cậu bé đáp cộc lốc.
- Qua chơi bắn bi với mình đi! - Nó tha thiết như kiểu cô đơn lâu ngày giờ cầu có bạn chơi.
Ánh mắt cậu bé sáng lên, môi hé nụ cười nhỏ tuy không cố để lộ nhưng nó chợt nhận thấy có điều chần chừ gì đó ở cậu. Cậu đáp lại mỗi chữ ừ. Rồi cậu thoăn thoắt trèo qua bụi cây phát tài phía sau nhà, vòng lên cửa trước đi vô sân nhà ông ngoại. Cậu bé này thật kỳ lạ, nó thầm nghĩ. Cậu bé qua ngồi chơi bắn bi với nó. Cậu ấy bắn giỏi thật, cứ như luyện trò này mấy chục năm, hơn cả người chơi chuyên nghiệp. Nó bẽn lẽn hỏi cho ra tên cậu ấy trong khi nó tự khai báo lý lịch nhà nó luôn, thì ra cậu ấy tên Bảo. Chỉ trong một buổi chiều, hai đứa trẻ thân nhau như tựa thể gặp nhau tự bao giờ. Nó toàn chọc cho cậu bé cười, còn cậu bé thì trình diễn vài chiêu bắn bi tuyệt đỉnh. Chà cứ đà này lên thành phố các bạn cũng sẽ ngưỡng mộ tuyệt chiêu bắn bi của mình giống như ngày hôm nay cậu bắn bi cho mình xem. Nó thì khen cậu điêu luyện mà cậu thì khen nó biết nhắm hướng; không biết ai giỏi hơn luôn. Tiếng cười giòn giã vang tận bên mẫu ruộng bên kia.
Khi những cánh cò bay phấp phới dưới chiều hoàng hôn thì bà ngoại của cậu ấy đi sang đón cậu về ăn cơm. Bà ngoại cậu có mái tóc bạc trắng, dáng người nhỏ con, lưng hơi còng và trên vẻ mặt bà có điều xúc động, nhưng sao bà ấy lại xúc động đến thế nhỉ? Cậu tạm biệt và chạy về ăn cơm. Nó cũng vẫy tay chào lại. Nó nhanh chóng chạy vô nhà hỏi ông ngoại: "Cậu ấy chỉ sống với bà thôi hả ông?". Ông đáp rằng ba mẹ cậu ấy mất sớm hồi lúc cậu năm tuổi; cậu chỉ vừa mới dọn về đây ở cách đây một năm, thế nên con chơi nhường nhịn yêu thương cậu nhé, đời người có câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Bài học vỡ lòng đầu tiên nó nhận được từ ông. Nó tự nhủ sống như vậy chắc cậu ấy buồn lắm.
Sáng hôm sau, nó qua rủ cậu đi hái lá dừa về cho ông ngoại thắt con chim, cào cào. Cậu cũng qua ngồi thắt, tự cậu cũng thắt được một con chim. Sang nhà cậu chơi thì tuy nhà hơi tối do phải xài đèn dầu nhưng rất ngăn nắp, mọi thứ đều gọn gàng. Cái bàn thờ ba mẹ cậu và bàn học của cậu bé là hai thứ sạch sẽ nhất. Cậu sống tự lập trên đôi chân của chính mình. Còn nó, nó tự thấy nó sống dựa vào ba mẹ, nó lấy làm xấu hổ và tự hứa sẽ tự lập như cậu. Đặc biệt là cậu học rất giỏi, giấy khen treo đầy nhà, cậu rất nhớ mẹ nên hay lấy hình mẹ ra xem...
Buổi trưa, hai đứa không còn chơi bi nữa mà rủ nhau đi hái cóc ăn. Cậu trèo cây rất nhanh, mới đó mà lên tới ngọn. Ngồi dưới cây cóc nó với cậu vừa ăn vừa chơi ô ăn quan xong chuyển qua chơi đố vui đến xế chiều. Công nhận cái gì cậu ấy cũng giỏi. Chiều ấy, cả nhà nó nấu bánh chưng nên nó đi rủ bà cậu và cậu qua ăn cơm chung với gia đình nhà ngoại nó, hai người trông bối rối nhưng nó năn nỉ thì hai người hứa sẽ qua. Họ qua ăn cơm chung và nói chuyện nghe tếu vui. Nó đem bánh tét qua biếu nhà cậu, nó đem bịch mứt dừa tự tay nó bào qua tặng cậu. Nó ngạc nhiên nhà cậu hôm nay trang trí đẹp quá, hết lạnh tanh ảm đạm nữa, trái lại là sự vui tươi từ đâu kéo đến, cậu trang trí khéo tay thật. Cậu cười rạng rỡ, nó cũng không hiểu đã làm gì tốt cho lắm nhưng cậu cười rất tươi và đón nhận bịch mứt dừa từ tay nó một cách hạnh phúc. Nó liền móc thêm mấy cục kẹo trong túi ra tặng thêm cho cậu vui thêm. Cậu nấu bánh chưng chung với bà, đang chụm củi, mặt mày dính lọ nghẹ không. Nó nhảy vô phụ chụm củi rồi ngồi canh nồi chung. Cậu hơi ít nói. Còn bà ngoại cậu thì kể chuyện hồi chiến tranh. Nghe hoài không chán...
Những ngày tết đã qua. Nó soạn đồ trở về thành phố. Nó lại chào ông, các dì, các dượng và thêm năm người anh em họ. Ai cũng bùi ngùi lưu luyến lì xì cho nó. Cậu bé đưa tiễn nó ra tới tận đầu ngõ. Nó hứa hẹn sau này nó về nhất định sẽ bắn bi giỏi hơn cậu. Trước khi lên xe, cậu dúi vào tay nó một lá thư và cúi đầu cảm ơn. Nó chẳng hiểu chuyện gì, cứ vẫy tay chào tạm biệt. Về đến nhà nó mở lá thư ra coi, dòng chữ nắn nót. Thư được viết như sau:
"Thân gửi người bạn duy nhất của mình,
Mình rất vui khi được nói chuyện với bạn, làm bạn với bạn và bạn hiểu mình. Ba mẹ mình đã chết trong một tai nạn, bị căn bệnh hiểm nghèo HIV. Mình đã phải dùng thuốc ARV kéo dài sự sống trong những tháng ngày hiu quạnh. Mình có hơi tủi thân và buồn. Tất cả mọi người đều xa lánh, cho rằng mình là đứa xui xẻo, người lớn thì không cho con họ tới gần mình vì sợ con họ mắc phải bệnh này nhưng có phải dễ bị bệnh thế đâu. Họ tránh xa bà ngoại và mình, chửi bới, nói lời cay nghiệt, cố ý đuổi mình và trù rủa đi sang thế giới khác ở luôn đi. Họ luôn nhìn mình bằng con mắt khinh thường, kỳ thị và đổ đầy mọi sự chua chát lên đầu mình. Mình cũng không chơi với ai. Nhưng bạn thì khác. Bạn là người đầu tiên chịu làm bạn với mình. Cảm ơn bạn đã chơi chung với mình, giúp mình hiểu ra con người không phải ai cũng xấu.
Dạo này sức khỏe mình không tốt nhưng bạn đã cho mình thấy niềm vui có sức sống mãnh liệt. Chính câu nói: "Cố gắng một năm nữa thì bạn sẽ thấy mình chơi bắn bi giỏi hơn bạn" đã khiến mình có động lực sống tiếp từng ngày. Mình tin là năm sau mình sẽ cùng bạn chơi bắn bi tiếp.
Chào bạn!
Bảo".
Thể lệ
Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng
Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹp lần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.
Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.
Cuộc thi Sống đẹp lần thứ 3 của Báo Thanh Niên đề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.
Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).
Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.
Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.
Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.
Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.
Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: songdep2023@thanhnien.vn hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trang Sống đẹp của Báo Thanh Niên.
Bình luận (0)