Tọa đàm Huyền thoại và diễn ngôn lịch sử quốc gia

Nguyên Vân
Nguyên Vân
25/05/2018 08:12 GMT+7

Khái niệm 'lịch sử quốc gia' bắt nguồn từ châu Âu vào thế kỷ 19, là một cách diễn giải lịch sử, đồng thời là một phương pháp sử học trong đó lịch sử được nhìn qua góc độ giả định là của (riêng) quốc gia đó.

Ngay từ đầu, khái niệm viết sử đã hứng chịu nhiều lời phê phán. Tính chủ quan, đảng phái và thiên vị, đặc biệt là lối tiếp cận phê bình không có đủ nguồn dữ liệu, vốn là công cụ của nhà viết sử, đã chịu sự chỉ trích từ các sử gia vốn bảo vệ các chuẩn mực về mặt học thuật. Buổi nói chuyện của diễn giả - GS-TS Jörg Thomas Engelbert (Đại học Hamburg, Đức, ảnh) diễn ra vào 14 giờ ngày 31.5 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, sẽ trình bày 3 ví dụ nhằm minh họa cho việc sử dụng khái niệm này trong những quốc gia và hoàn cảnh văn hóa khác nhau: các bản thảo giả của Vaclav Hanka (CH Czech, thế kỷ 19), cuộc tranh luận xoay quanh bản khắc Ramkhamhaeng của Thái Lan (thế kỷ 19 - 20), thảo luận về thời Văn Lang - Âu Lạc ở VN.
GS-TS Jörg Thomas Engelbert đạt học vị tiến sĩ tại ĐH Humboldt, Berlin, ngành Việt học, năm 1990. Từ năm 2002 đến nay là giáo sư Việt học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa VN, Trường ĐH Hamburg. Ông cũng là thành viên của mạng lưới nghiên cứu DORISEA tại Đức.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.