Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Đạo đức kinh doanh bất chính đăng trên Thanh Niên ngày 9.2.
Phải nhìn lại mình
Giá xăng dầu giảm mạnh nhưng các mặt hàng thiết yếu khác không giảm theo, thậm chí còn tăng cao là điều khó chấp nhận. Việc kinh doanh như thế là công khai “móc túi” khách hàng, nên gọi là vô đạo đức cũng không quá. Thiết nghĩ, các doanh nhân, những người buôn bán không chỉ nghĩ về lợi nhuận mà còn phải nghĩ về đạo đức nữa. Kinh doanh là việc dài lâu, có sự bình đẳng giữa người mua, người bán, chứ đâu phải là chuyện chụp giật xô bồ chỉ hám lợi cho mình mà quên “thượng đế”, nhờ họ mà mình được sống?
ĐẠI CHÍNH (chinhdai78@yahoo.com)
Không kêu gọi nữa mà phải chế tài
Giá xăng dầu giảm mạnh, giá thành các mặt hàng giảm mà giá bán không giảm, giá cước vận tải của một số hãng còn đòi tăng lên. Vậy phải giải thích điều này như thế nào đây? Tôi cho rằng đã đến lúc không nên kêu gọi nữa, mà phải có biện pháp chế tài, không để một số doanh nghiệp ngang nhiên “móc túi” khách hàng như vậy được!
TRẦN HANH (trhoabinh@yahoo.com)
Quản lý yếu kém
Nếu quản lý tốt, dù có muốn kinh doanh phi đạo đức, kinh doanh bất chính cũng khó tồn tại, bởi khách hàng sẽ được nhà nước bảo đảm việc mua bán sòng phẳng, không ai được trục lợi với bất kỳ lý do gì. Chỉ khi quản lý yếu kém mới nảy sinh chuyện người kinh doanh làm trái đạo đức với khách hàng và giá cả mới “cà giựt” như vậy thôi.
PHẠM THANH THƯ (thanhthuphamlivertu@yahoo.com)
NGUYỄN VĂN LƯƠNG (Q.Tân Bình, TP.HCM)
TRỊNH VĂN TRƯỞNG (Q.Gò Vấp, TP.HCM)
BÙI CHIẾN (thực hiện)
|
Bình luận (0)