Tôi có ý kiến: Truy đến cùng trách nhiệm để thực phẩm bẩn

07/12/2015 07:54 GMT+7

Rà soát và xử lý thật nghiêm trách nhiệm của địa phương, của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn, đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Không chỉ bồi thường là hết tội đăng trên Thanh Niên ngày 6.12.

Rà soát và xử lý thật nghiêm trách nhiệm của địa phương, của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn, đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Không chỉ bồi thường là hết tội đăng trên Thanh Niên ngày 6.12.

Chưa mạnh tay
Cơ quan chức năng vẫn chưa mạnh tay trong việc xử lý những người vi phạm. Nếu chỉ phạt hành chính bằng tiền rồi thôi thì họ sẵn sàng vi phạm, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng bởi tính ra họ vẫn có lời. Vì vậy, phải xử lý mạnh tay hơn nữa, ngoài việc xử phạt thật nặng thì có thể tước giấy phép, cấm kinh doanh ngành nghề vĩnh viễn, thậm chí xử lý hình sự thì mới răn đe được.
Lê Minh Hoàng (ngochoang305@yahoo.com)
Về đâu nửa triệu cơ sở?
Theo thông tin trong bài báo, có đến 500.000 cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm trên cả nước, nhưng tôi vẫn rất băn khoăn là ai quản lý và kiểm tra được độ an toàn của các mặt hàng mà nửa triệu cơ sở này đưa ra thị trường? Nhiều nơi có thể họ làm ăn rất đàng hoàng, nhưng có thể do nguồn nước bị ô nhiễm, nguyên liệu đầu vào không đảm bảo... thành ra mặt hàng họ sản xuất cũng kém an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, rất cần sự kiểm tra, kiểm nghiệm của các cơ quan quản lý, từ đó khuyến cáo cho các cơ sở này sản xuất, chế biến đạt độ an toàn cao hơn.
Đình Thọ (Q.12, TP.HCM)
Sức khỏe là trên hết
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Gần đây, số người chết vì ung thư ngày càng cao, đó là hệ quả của quá trình sử dụng thực phẩm kém an toàn. Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chính mình và người thân, người dân cần mạnh dạn tố cáo khi phát hiện các cơ sở chế biến thực phẩm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguyễn Minh Huyền (huyennguyen3241@gmail.com)
Bảo vệ chính mình
Người tiêu dùng nên tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Nên mua thực phẩm tại những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng, đừng vì ham giá rẻ mà mua thực phẩm thiếu an toàn. Về phía người kinh doanh sản xuất, xin đừng vì lợi nhuận mà xem thường tính mạng của người khác. Đó là một việc làm vô lương tâm, cần lên án.
Trần Trọng Khoa (minhtuan7742@gmail.com)
Bộ luật Hình sự quy định “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” có thể bị phạt tù đến 15 năm, nhưng định lượng mức độ thế nào để truy cứu trách nhiệm hình sự thì chưa được quy định rõ. Vì vậy, đến nay hầu như rất ít trường hợp bị xử lý hình sự. Cần phải có quy định rõ ràng hơn để cơ quan chức năng có cơ sở xử lý. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho người kinh doanh thấy rõ trách nhiệm của họ đối với cộng đồng xã hội là biện pháp khả thi hiện nay.
Luật sư Hà Đăng Tiên (Đoàn luật sư TP.HCM)
Hiện nay, mức phạt còn quá nhẹ nên chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, cần nâng mức hình phạt lên nhiều lần nữa để trừng phạt đối với người vi phạm. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc đã phạt tiền rồi mà còn tái phạm thì cần xử lý hình sự ngay, thậm chí phải nâng lên mức tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cũng phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện, xử lý kịp thời. Nhà nước cũng nên đưa vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và quản lý chặt chẽ hơn.
Luật sư Đào Duy Tân (Công ty luật Đào Duy, TP.HCM)
An Phong - Hải Nam (thực hiện)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.