(TNO) Ngày 17.8, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị cán bộ cao cấp nghỉ hưu góp ý dự thảo đề án chính quyền đô thị TP.HCM.
>> Đề án chính quyền đô thị TP.HCM: Dịch vụ công chưa rõ ràng
>> Xây dựng chính quyền đô thị: Tên thành phố vệ tinh chỉ là tạm thời
>> Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị ?
Nhiều ý kiến góp ý cơ bản tán thành việc triển khai đề án chính quyền đô thị tại TP.HCM, vì TP.HCM là một đô thị đặc biệt nhưng cơ chế hoạt động giống như ở nông thôn nên không hiệu quả.
|
Theo nhìn nhận của ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, tính chất tập trung cao ở đô thị khác biệt lớn với nông thôn, do đó cơ quan lãnh đạo cũng như điều hành quản lý đô thị không thể giống nhau.
Nước ta cho tới nay vẫn là nước nông nghiệp, phần đô thị lâu đời chỉ có số ít, đô thị đang phát triển mới khá mạnh và khắp các địa bàn, nhất là ven thành phố, thị xã và ở vùng đồng bằng.
Thực tế đó dẫn đến tình hình hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở không chuyển theo kịp sự phát triển và gần như vẫn giữ nguyên như trong thế kỷ trước, từ hình thức đến nội dung và cơ chế hoạt động.
|
Cũng theo ông Phạm Chánh Trực, TP.HCM là đô thị tập trung cao nhất, lại là nơi kinh tế thị trường sôi nổi, sầm uất và năng động nhất, cho nên cảm nhận được khuôn khổ chật hẹp nặng nề của hình thức tổ chức chính quyền hiện hữu cũng như cơ chế quản lý điều hành bất cập của hệ thống này trên mọi phương diện như: cường độ hoạt động, khối lượng, quy mô công việc; khối lượng và tốc độ thông tin cần xử lý; những nhu cầu dịch vụ đô thị đa dạng, phong phú, mỗi ngày mỗi phát triển mới, đòi hỏi xử lý kịp thời, nhanh nhạy... Do vậy, thành phố không thể quản lý kiểu "hạch toán báo sổ" với Trung ương mà phải được tự chủ tự chịu trách nhiệm cao trước Trung ương và trước người dân thành phố.
Bày tỏ sự băn khoăn về cơ cấu tổ chức bộ máy trong mô hình mới. “Hai cấp chính quyền hoàn chỉnh (xem đề án bên dưới), nếu các thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc được xác định là một cấp (cấp cơ sở) và cấp trên là chính quyền TP.HCM thì cơ sở đó quá lớn vì chiếm khoảng 745 km2, dân số 3,4 triệu người”, ông Trực phân tích: “Làm thế nào để cán bộ cơ sở sát dân; làm thế nào để dân tiếp xúc, gặp gỡ cấp thẩm quyền cơ sở? Đề án bổ sung UBND phường thì không được, vì không có cấp thứ ba; còn nếu bổ sung Ủy ban Hành chính thì không thể thay thế một cấp, không có chức năng đầy đủ của một cấp chính quyền”.
Trong khi đó, ông Trang Văn Quý, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nhiệm vụ trọng tâm dù là địa bàn nông thôn hay thành thị cũng phải làm, là đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự trị an, an sinh xã hội… “Quản lý dân cư là một vấn đề nan giải, nếu tổ chức cấp cơ sở xã, phường không tốt, quản lý lỏng lẻo thì sẽ xảy ra chuyện lộn xộn ngay”, ông Quý nói.
Cũng tại hội nghị, có ý kiến đề nghị nên cho biết thành phố đã đi học mô hình của nước nào, thành phố nào, bởi đây là một đề án toàn diện, do đó không thể đề cập một cách sơ sài được.
Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM, thay mặt Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM, tiếp thu các ý kiến góp ý, đồng thời cho biết cái khó là sắp xếp lại địa giới hành chính vì phải thông qua Quốc hội. Thành phố có kiến nghị 4 nội dung về thẩm quyền, ngân sách, tổ chức cán bộ và một số nội dung khác. Sắp tới, Trung ương ủy quyền cho thành phố cái gì thì sau này mới cụ thể được.
Mời bạn đọc xem nội dung đề án xây dựng chính quyền đô thị tại đây.
Bài, ảnh: Đình Phú
>> TP.HCM lên đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị
>> Đề xuất chọn TP.HCM làm thí điểm chính quyền đô thị
>> Chủ động phối hợp thí điểm mô hình chính quyền đô thị
>> TP.HCM thành lập Phòng Xây dựng chính quyền đô thị
>> Cần hiến định mô hình chính quyền đô thị
>> TP.HCM tiếp tục đề xuất mô hình chính quyền đô thị
>> Tách bạch chính quyền đô thị với nông thôn
>> 3 phương án chính quyền đô thị: Dân có thể bầu trực tiếp thị trưởng
>> Chính quyền đô thị
Bình luận (0)