Trung tâm được trang bị 12 màn hình, kết nối với 518 camera của 11 phường trên địa bàn và các cơ quan nhà nước, có thể quan sát các điểm nóng, các trục tuyến giao thông, giám sát chuyên sâu các mục tiêu trọng điểm, lưu trữ thông tin làm nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác điều tra, phòng chống tội phạm.
Đặc biệt, trung tâm thông tin có thể bảo mật về hình ảnh, dễ dàng tích hợp vào các hệ thống website, phần mềm khác để phục vụ cho các nhu cầu quản lý giao thông.
VIDEO: TP.HCM lắp 2000 camera để ngăn chặn tội phạm và người vi phạm giao thông
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC 67, TP.HCM) cho biết mỗi năm có hàng chục ngàn người vi phạm luật giao thông bị tạm giữ bằng lái (GPLX) đã “bỏ luôn” và không đến đóng phạt vì mức phạt cao. Tính riêng năm 2016, Phòng CSGT còn đang tồn 34.130 GPLX...
Cùng với việc trang bị camera và hệ thống quan sát hình ảnh, UBND Q.12 cũng đã trang bị hệ thống thông tin liên lạc với 200 máy bộ đàm kết nối thông suốt từ lãnh đạo Q.12 đến tổ dân phố để thông tin và có chỉ đạo xử lý nhanh nhất các trường hợp vi phạm phát hiện qua hình ảnh.
Công an Q.12 quan sát và xử lý hình ảnh qua camera tại Trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh.
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND Q.12, cho biết UBND Q.12 dự kiến trung tâm được triển khai 3 giai đoạn.
Giai đoạn một đã hoàn thành và bàn giao. Thời gian tới sẽ tiếp tục giai đoạn hai là lắp thêm các camera tại các điểm nóng về an ninh trật tự và giao thông, tích hợp với hệ thống camera thông minh có thể trích xuất hình ảnh, biển số xe, đo bắn tốc độ, tự động trích xuất hình ảnh phương tiện và biển số xe nếu có phương tiện vi phạm.
Giai đoạn ba sẽ kết nối với các camera của nhà dân, vận động thêm nguồn xã hội hóa để phủ kín camera toàn bộ trên địa bàn với khoảng 2.000 camera.
** Không có việc tráo đổi phụ tùng tại bãi giữ xe vi phạm
TP.HCM hiện có khoảng 10.000 xe máy vi phạm luật giao thông quá thời gian giải quyết nhưng không có người đến nhận. Tất cả số xe trên sẽ được Phòng CSGT đường bộ - đường sắt bàn giao Sở tài chính để bán 'sắt vụn'.
Ông Hiếu cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu kết nối dữ liệu và trích xuất hình ảnh từ các camera đeo trên người của cảnh sát giao thông để lưu trữ hồ sơ làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm của các phương tiện.
Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND Q.12 sáng 5.5.
Theo đại tá Đoàn Văn Phúc, Trưởng Công an Q.12, đây là trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh thứ 2 của TP.HCM (sau Q.5). Trước khi thiết lập trung tâm này, tại Q.12 cũng đã trang bị camera quan sát và xử lý vi phạm về an ninh trật tự tại các phường, từ hình ảnh camera đã giúp công an xử lý rất nhiều vụ án, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đã rất có hiệu quả nhờ camera.
Trong năm 2016, tình hình tội phạm hình sự tại địa bàn đã kéo giảm 100 vụ so với năm 2015. Việc trang bị trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác phòng chống tội phạm và điều tiết giao thông trên địa bàn.
Ngày 24.3, Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phối hợp với Cục CSGT khánh thành và đưa vào vận hành hệ thống camera giám sát trên tuyến QL1 (TP.HCM - Đồng Nai).
Cũng trong sáng 5.5, UBND Q.12 đã khai trương và đưa vào sử dụng trụ sở tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trụ sở được xây trên diện tích hơn 700 m2 với kinh phí hơn 14 tỉ đồng, được trang bị các phần mềm và công nghệ hiện đại giúp người dân đến làm các thủ tục hành chính được thuận tiện như rút số tự động, tra cứu thông tin về đất đai, quy hoạch, nộp hồ sơ trực tuyến và bảng đánh giá chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân.
Bình luận (0)