Theo Nikkei, trong cuộc gặp kéo dài hai ngày tại thị trấn Hakone thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản hôm 13.7, các nhà đàm phán của 11 nước thành viên còn lại đã nhất trí sẽ giữ lại đặc điểm cốt lõi nhất của TPP, cố gắng cùng nhau thúc đẩy hiệp định với sửa đổi ở mức tối thiểu nhằm hướng tới việc thiết lập khuôn khổ một TPP không Mỹ trước khi các cuộc họp lãnh đạo cấp cao diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới.
Nếu TPP bị thay đổi quá nhiều sẽ không chỉ gây ra xung đột lợi ích giữa các bên ký kết, mà còn làm cho con đường quay lại hiệp định của Washington sau này trở nên khó khăn hơn.
“Các bên tham gia đã được sự đồng thuận cao trên con đường hướng tới việc thực hiện hiệp định mà không làm giảm những tiêu chuẩn cao của TPP đã được đưa ra trước đó”, nhà đàm phán Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto nói với các phóng viên.
Các cuộc thảo luận lần này được dẫn dắt tích cực bởi Nhật Bản, Úc và New Zealand. Mexico được đánh giá là đã xuất hiện chủ động hơn so với lần tham dự trước đây, khi họ lúc đó chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến thương mại tự do Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, việc đàm phán vẫn chưa đủ sâu sắc để tạo ra những sửa đổi cụ thể về các vấn đề quan trọng như bãi bỏ thuế quan. Các thành viên còn lại cũng không đưa ra điều khoản để thực hiện hiệp ước sửa đổi. Về cơ bản, TPP chỉ có hiệu lực khi được ít nhất sáu nước thành viên chấp thuận, với đóng góp phải đạt ít nhất 85% tổng GDP của khối.
Điều kiện trong nước cũng sẽ ảnh hưởng vào việc duy trì sự nhiệt tình của các nước ký kết. Được biết, kể từ khi thay đổi chính phủ sau khi đồng ý tham gia TPP, Canada đã không cử người đàm phán chính đến tham dự. Malaysia cũng vắng mặt trong lần gặp vừa rồi. Cuộc họp sắp tới sẽ được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tại Úc. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra lúc này là liệu các thành viên còn lại có thể dẹp bỏ được các rào cản để duy trì và đạt được những thỏa thuận mới hay không.
tin liên quan
Nhật Bản mong muốn Mỹ quay lại TPPThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng 'mong muốn mạnh mẽ nhất' của ông là Mỹ sẽ quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bình luận (0)