TPP: Úc muốn Việt Nam mở cửa rộng hơn ngành giáo dục

07/10/2015 15:29 GMT+7

(TNO) Ngành giáo dục Úc hoan nghênh triển vọng được thiết lập các khóa đào tạo tại Việt Nam dễ dàng hơn nhờ TPP, nhưng cũng bày tỏ mong muốn có thêm thỏa thuận toàn diện hơn để mở trường.

(TNO) Ngành giáo dục Úc hoan nghênh triển vọng được thiết lập các khóa đào tạo tại Việt Nam dễ dàng hơn nhờ TPP, nhưng cũng bày tỏ mong muốn có thêm thỏa thuận toàn diện hơn để mở trường.

Sinh viên Trường đại học RMIT (Úc) trong lễ tốt nghiệpSinh viên Trường đại học RMIT (Úc) trong lễ tốt nghiệp

Tờ Financial Review (Úc) ngày 6.10 dẫn lời ông Phil Honeywood, Giám đốc Hiệp hội Giáo dục quốc tế Úc, cho biết những học viện đào tạo giáo dục đang có mong muốn mở trường học ở hải ngoại của nước này vẫn vướng nhiều rào cản do thiếu các hiệp ước thương mại toàn diện dành cho mảng giáo dục.

“Chúng tôi đánh giá cao thành tựu vĩ đại mà Bộ trưởng Thương mại Andrew Robb đã làm được (tại đàm phán TPP), nhưng ngành giáo dục chúng tôi vẫn chưa có được nhiều thỏa thuận toàn diện như các lĩnh vực khác”, ông Honeywood cho hay.

Lợi ích chính mà các trường học Úc hưởng từ TPP là triển vọng được mở các khóa học với số lượng chuyên ngành được mở rộng hơn tại Việt Nam. Financial Review cho biết Úc đã gặp nhiều khó khăn trong việc mở lớp tại Việt Nam do các quy định nghiêm ngặt của ngành giáo dục sở tại, mặc dù đây là thị trường giáo dục lớn thứ 3 của Úc.   

Trường đại học RMIT đã hoạt động tại Việt Nam từ rất lâu, nhưng các trường khác lại gặp khó khăn trong việc thâm nhập nước này, theo nhật báo Úc.

Các học viện giáo dục Úc đang mong chờ có thêm nhiều đột phá thương mại hơn nữa nhằm giúp họ đẩy mạnh mảng xuất khẩu giáo dục có kim ngạch lên đến gần 13 tỉ USD/năm của nước này lên một tầm cao mới thông qua việc chiêu sinh mạnh hơn tại nước ngoài.

Theo Financial Review, đột phá mới sẽ cho phép họ tiếp cận được tầng lớp các gia đình trung lưu mới tại châu Á vì chi phí du học tại chỗ tại một trung tâm của Úc sẽ thấp hơn rất nhiều so với du học ngay tại Úc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.