• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Trách nhiệm bảo vệ đầm Thị Nại

Hoàng Trọng
Hoàng Trọng
22/02/2022 05:30 GMT+7

Trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Định vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc 2 lần kêu gọi bảo vệ đầm Thị Nại khi làm việc với lãnh đạo tỉnh và khi phát biểu tại lễ công bố H.Tuy Phước (Bình Định) đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Chủ tịch nước, đầm Thị Nại là “lá phổi xanh”, vùng sinh thái hấp dẫn khi đặt chân đến TP.Quy Nhơn. Lời kêu gọi của Chủ tịch nước được nhiều người hoan nghênh, đồng tình ủng hộ.

Đầm Thị Nại

DŨNG NHÂN

Đầm Thị Nại (thuộc địa bàn TP.Quy Nhơn, H.Tuy Phước, H.Phù Cát) rộng chừng 5.000 ha (trong đó có khu sinh thái Cồn Chim rộng gần 1.000 ha), với hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, không chỉ giữ vai trò điều hòa khí hậu, thoát nước, là nơi sinh sống của nhiều loài chim, thủy sản mà còn là nơi mưu sinh của hàng ngàn hộ dân...

Tuy nhiên, lợi ích của việc bảo vệ, giữ gìn “lá phổi xanh” quý giá này không phải ai cũng ý thức được. Tình trạng người dân xâm hại rừng ngập mặn, tự ý quây lưới để nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản kiểu tận diệt, xả rác thải… trên đầm liên tục xảy ra, chính quyền xử lý không ít vụ việc.

Công trình nghiên cứu “Ô nhiễm vi nhựa ở sò huyết phân bố ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định” của TS Võ Văn Chí (giảng viên khoa Khoa học tự nhiên Trường ĐH Quy Nhơn) và Võ Thị Ngọc Quyên (học viên cao học ngành Sinh học thực nghiệm) tìm thấy vi nhựa trong cơ thể nhiều loại sinh vật thủy sinh ở đầm Thị Nại với mật độ cao. Các tác giả cho rằng, đầm Thị Nại là nơi đổ vào của sông Côn và sông Hà Thanh nên có thể cuốn theo vi nhựa từ vùng thượng nguồn vào đầm.

Có thể thấy, trách nhiệm bảo vệ đầm Thị Nại không chỉ phó mặc cho chính quyền, các tổ chức xã hội… mà mỗi một người dân, đặc biệt là người dân sống xung quanh đầm và dọc theo bờ sông Côn và sông Hà Thanh, cần nhận thức được vai trò của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Nếu không có kế hoạch cụ thể và những động thái quyết liệt hơn để bảo vệ đầm Thị Nại, e rằng sẽ có lúc hối tiếc vì “lá phổi xanh” bị teo tóp, biến dạng vì rác thải, ô nhiễm.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.