|
Đây là những thông tin bổ ích khi mùa mua sắm cuối năm bắt đầu và xu hướng mua sắm qua mạng ngày càng phổ biến.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, NTD cần lựa chọn trang thương mại điện tử hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh uy tín để giao dịch, như có cung cấp rõ thông tin về doanh nghiệp/cá nhân này cùng các yếu tố giá cả, chất lượng, chế độ bảo hành, trả hàng, bồi thường… Bên cạnh đó, trước khi mua cần tìm hiểu rõ về hàng hóa, dịch vụ và giao dịch.
“Đọc và hiểu rõ về tất cả những điều kiện kèm theo là điều không thể bỏ qua nhằm tránh các rủi ro trong quá trình giao dịch. Chẳng hạn, NTD cần yêu cầu giải thích tất cả, từ việc sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, có dịch vụ được chứng nhận bởi các tổ chức ngành nghề?... đến dịch vụ giao nhận hàng hóa như thế nào, phương thức giải quyết ra sao nếu sản phẩm bị thất lạc, bên bán có nhận trả lại hàng hóa không và có mất phí đóng gói khi trả lại sản phẩm không?...”, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo.
Khi thanh toán, NTD phải cẩn thận kiểm tra toàn bộ các thông tin một cách chính xác, nhất là tên và số tài khoản, mục đích chuyển tiền, bởi khi đã đồng ý chuyển tiền ra khỏi tài khoản của mình thì việc rút lại sẽ rất khó khăn. Nếu quá trình thanh toán có sự tham gia của các bên thứ ba (như nhà cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông…), hãy lựa chọn những đối tác có uy tín để bảo đảm có thêm cơ chế giám sát và an toàn cho giao dịch. Ngừng giao dịch ngay khi người bán yêu cầu cung cấp mã pin, mật khẩu ngân hàng hoặc các thông tin cá nhân khác không liên quan, vì đây là dấu hiệu rất rõ ràng cho những hành vi lừa đảo. Sau khi hoàn tất giao dịch, cần giữ lại bản sao tất cả các loại giấy tờ hay email từ việc chào hàng, tài liệu quảng cáo, hợp đồng, hóa đơn chứng từ và các trao đổi khác giữa hai bên để làm chứng cứ bảo đảm quyền lợi khi có tranh chấp với đơn vị kinh doanh sau này.
Một lưu ý khác là NTD có quyền khiếu nại với nhà cung cấp về các sai sót của hàng hóa hoặc liên hệ ngân hàng để được hỗ trợ khi cần thiết, nhất là trong trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2013 của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công thương), tỷ lệ truy cập internet để mua hàng và tham gia mua sắm trực tuyến đạt 57%, ước doanh số năm 2013 là 2,2 tỉ USD. Dự kiến đến năm 2015, doanh số mua sắm trực tuyến tại VN có thể tăng từ 4 - 6 tỉ USD. |
Thảo Vy
>> 77% người dân lo ngại chất lượng mua sắm trực tuyến
>> Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở châu Á
>> Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở châu Á
>> Nguy hiểm từ việc mua sắm qua mạng tại nơi làm việc
>> Ngày càng nhiều người mua sắm qua mạng
Bình luận (0)