Trẻ em học xếp hàng mua đồ gói bánh chưng như Tết bao cấp

Hôm nay, 22.1, hàng trăm trẻ em ở Hà Nội đã được sống trong không khí Tết của những ngày bao cấp khi được xếp hàng mua gạo, lá dong, bánh mứt chuẩn bị cho ngày Tết.

Đây là những hoạt động trong chương trình "Tết truyền thống, kết nối yêu thương" - Xếp hàng về quá khứ diễn ra tại khách sạn Khăn quàng đỏ, được tổ chức bởi Trung tâm hoạt động và giao lưu thanh thiếu niên Việt Nam.
Ban tổ chức chương trình đã tái hiện một phần của ngày tết thời bao cấp năm 1982 với những quầy hàng mậu dịch bán lá dong, gạo, đỗ xanh, thịt, lạt để gói bánh chưng; quầy bán bánh, mứt, chè hương, bánh pháo để bà con vui tết. Bên cạnh đó, tủ chạn, bát đĩa, quạt, radio… và nhiều hiện vật thời bao cấp cũng được trưng bày.
Hình ảnh chiếc tem phiếu được tái hiện tại đây, với các phiếu mua thịt, gạo, phiếu đỗ xanh riêng. Các phụ huynh đưa con tới tham dự chương trình sẽ mua các tem phiếu để các con mua hang (trị giá 250.000 đồng/người, bao gồm các nguyên liệu gói bánh chưng, cơm trưa, bánh chưng mang về, chơi trò chơi dân gian). 
Chị Nguyễn Anh Thư, 37 tuổi, mẹ của hai cháu Gia Hân và Gia Bảo (5 tuổi và 9 tuổi, nhà ở phố Phan Bội Châu, quận Ba Đình) cho biết trong ký ức của chị, tết thời bao cấp là những ngày cả xóm xúm xít quanh một nồi bánh chưng, mỗi nhà chỉ được vài chiếc nhưng ăn ngon vô cùng.
“Các cháu rất thích thú khi hôm nay được xếp hàng chờ mua đồ, được học gói bánh truyền thống. Đây là lần đầu tiên hai con của tôi được tự tay gói bánh và nhìn những cô bác xung quanh gói bánh chưng xanh”, chị Nguyễn Anh Thư nói.
Một em nhỏ thích thú với chiếc bánh chưng vừa gói cùng với bố Thúy Hằng
Ông Lê Tuyến Đức, 73 tuổi, nhà ở phố Ngọc Hà, quận Ba Đình cho hay, theo ông, không gian Xếp hàng về quá khứ vẫn còn hơi sơ sài hiện vật. “Ngày tôi xếp hàng ở cửa hàng bách hóa tổng hợp phố Nguyễn Biểu mua đồ tết, có rất nhiều bánh chưng, giò, bánh mứt, cả những tràng pháo lớn, người ta xếp hàng rất trật tự, văn minh”.
Nói về điều này, ông Trần Xuân Lộc, Trưởng phòng đào tạo huấn luyện kỹ năng, Trung tâm hoạt động và giao lưu thanh thiếu niên Việt Nam cho biết: “Mục đích của chương trình muốn giúp các em nhỏ hiểu hơn về ngày tết truyền thống từ những năm tháng còn gian khó, để các em thêm hiểu, thêm yêu giá trị truyền thống quê hương. Chúng tôi cho rằng, với các đối tượng thiếu nhi, nên thực hiện đơn giản nhất để các em có thể dễ dàng tiếp nhận những thông điệp mà ban tổ chức truyền tải”.
Hôm nay, trong ngày hội Xếp hàng về quá khứ, ban tổ chức cũng sắp xếp một góc nhỏ Trường Sa, nơi có cây bàng vuông được mang về từ Trường Sa, bưu thiếp những lá thư gửi từ huyện đảo Trường Sa để các học sinh có thêm kiến thức về biển đảo quê hương.
Những hình ảnh của cảnh xếp hàng mua đồ Tết bao cấp vừa được chúng tôi ghi lại:
Trước tiên, các em nhỏ được xếp hàng để mua lá dong, gạo, đỗ, dây lạt
Mỗi tem phiếu sẽ nhận được một lượng gạo, đỗ, thịt, dây lạt, lá dong, vừa đủ để gói một chiếc bánh chưng

Một cô giáo hướng dẫn các cháu nhỏ gói bánh chưng
Các em nhỏ tập gói bánh chưng cùng sự giúp đỡ của bố, mẹ, ông bà
Theo nhiều phụ huynh, đây là hoạt động ý nghĩa để các em nhỏ hiểu thêm về truyền thống dân tộc
Phiếu mua gạo thời bao cấp được mô phỏng lại Thúy Hằng
Mỗi chiếc bánh chưng được các em nhỏ ghi tên mình cẩn thận
Với nhiều em nhỏ ở Hà Nội, đây là lần đầu tiên các em được dạy cách gói bánh chưng Tết
Nồi bánh chưng sẽ được luộc chín, sau đó các em bé sẽ nhận về những chiếc bánh mình tự tay gói Ảnh Bảo Ngọc
Những hiện vật thời bao cấp được trưng bày tại không gian Ảnh Thuý Hằng
Tại góc nhỏ Trường Sa, các em nhỏ được tận mắt thấy tấm bưu thiếp được gửi từ Trường Sa... Ảnh Thuý Hằng
... hay lá thư được gửi từ huyện đảo Trường Sa Ảnh Thuý Hằng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.