Đây là một dự án với các tour trải nghiệm với nhiều hoạt động giáo dục thực tế dành cho các học sinh ở các cấp học, cho trẻ em TP.HCM có thêm một sân chơi thực hành trải nghiệm bên cạnh việc học tập ở trường lớp, thực hành các kỹ năng sống mà các em được dạy ở trường.
Chia sẻ tại lễ ra mắt nhóm soạn giả TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và ThS. Lê Thị Hồng Anh cho biết dự án ra đời với mục tiêu giúp các học sinh có được những trải nghiệm thực tế, vận dụng kiến thức đã học trong SGK, chương trình, rèn luyện kỹ năng sống…, qua đó góp phần bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực học sinh theo tinh thần của Chương trình GDPT 2018, đồng thời hỗ trợ học sinh khả năng tự học, tự khám phá, định hướng nghề nghiệp.
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho biết: tại sao lại chọn hình ảnh chuyến xe vì cuộc đời mỗi người thường gắn liền với các chuyến xe trong đời: chuyến xe đi học, đi làm và cả những chuyến xe đi chơi, về quê. Với độ tuổi của các em nhỏ, chuyến xe trải nghiệm để giúp các em trưởng thành hơn. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, các em sẽ có 105 tiết học trải nghiệm bắt buộc để đánh giá mà không phải chấm điểm.
|
|
Theo Ths Lê Thị Hồng Anh hoạt động trải nghiệm của học sinh sẽ khác với các hoạt động ngoại khóa khi các em chỉ có đi tham quan, đi chơi. Với trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ được thực hành trải nghiệm những điều căn bản nhất về tự nhiên - xã hội, kỹ năng sống....
Dự án gồm 8 tour trải nghiệm giúp các em học sinh có thể trải nghiệm Chân trời sáng tạo; trải nghiệm Tự nhiên- xã hội địa phương TP.HCM; Tự nhiên- xã hội Nam Bộ; Kỹ năng sống (đầu và cuối cấp tiểu học); trải nghiệm Khoa học và lịch sử bậc THCS; Kỹ năng sống bậc THCS và Khoa học và hướng nghiệp bậc THPT.
Ông Huỳnh Đăng Nhựt Tâm, GĐ Khu Sinh thái Giáo dục Về Quê cho biết, thực tiễn hiện nay cho thấy sân chơi cho trẻ con TP.HCM ngày càng khan hiếm đặc biệt là các khu du lịch sinh thái gần gũi với thiên nhiên. Bởi chỉ có ở thiên nhiên, trò chơi vận động, tìm hiểu khám phá tự nhiên mới giảm thiểu hiện tượng trẻ em dễ đòi thoại thông minh, Ipad. Thay vào đó, từ thực diễn làm du lịch gần 20 năm qua của mình, mà ông luôn gắn bó với trẻ thơ để tâm huyết tạo nên khu sinh thái giáo dục giúp trẻ con có thể trải nghiệm các hình thức thực tế như: trồng rau, bắt cá, nấu khoai mì, đi thử mô hình địa đạo, nhóm bếp Hoàng Cầm...
|
Đóng góp thêm cho dự án, ông Phạm Đăng Khoa, đại diện Phòng Giáo dục - đào Q.3 góp ý nhóm soạn giả nên có thêm các chương trình trải nghiệm về định hướng nghề nghiệp cho nhóm học sinh PTTH "có thể bằng cách cho các con làm các bài test về định hướng nghề nghiệp" hoặc có thể tính toán thêm "các hoạt động mà các con có thể tạo ra sản phẩm mang về để khoe cho ba mẹ ở nhà, bởi các vị phụ huynh vẫn luôn quan tâm con mình sẽ được trải nghiệm những gì, làm được điều gì khi tham gia thực hành trải nghiệm cùng thầy cô".
|
Ông Khoa cũng cho biết rằng, hiện Phòng GD-ĐT cũng như các trường học luôn quan tâm đến việc học trải nghiệm thực tế của các em học sinh bằng nhiều cách: tại lớp học, tại trường với nhiều hình thức đa dạng, bởi bản thân các thầy cô cũng đặt mục tiêu cao nhất là làm sao các học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, học đi đôi với hành chứ không chỉ là lý thuyết.
Bình luận (0)