Cái khó đã trở thành cố hữu đối với EU là không có được sự đồng thuận trong nội bộ và phối hợp hành động để xử lý xung đột lợi ích giữa các thành viên. Có thể thấy rõ nhất tình trạng này của EU qua các động thái của Đức và Hy Lạp.
Dù Hy Lạp không kêu gọi các nước thành viên EU tiếp nhận người tị nạn ở Moria, nhưng nội bộ EU vẫn bùng phát cuộc tranh luận về phân bổ hạn ngạch chia nhau tiếp nhận khoảng 40.000 người tị nạn trong trại này và chính phủ Đức đã tự quyết định nhận hơn 1.500 người. EU đã chi cho phía Hy Lạp khoản tiền lớn, nên nước này phải đảm bảo mọi tiêu chí EU đề ra trong quản lý và đảm bảo an ninh, trật tự trong các trại tị nạn. Việc EU bàn thảo và có thành viên EU tỏ ý tiếp nhận người tị nạn khi không được chính phủ Hy Lạp chính thức yêu cầu cho thấy họ coi trọng việc tận dụng lợi thế riêng về chính trị và đạo lý từ vụ việc, mà bất chấp thể diện của Hy Lạp.
Họ không lưu ý lợi ích riêng của Hy Lạp là không để tạo tiền lệ cứ gây rối ở các trại tị nạn là sẽ khiến chính phủ Hy Lạp nhượng bộ, cũng không để tạo hiệu ứng khích lệ dòng người tị nạn tiếp tục đổ về Hy Lạp. Đối với các thành viên EU, vấn đề này có bản chất chung, nhưng chịu ảnh hưởng khác nhau. Vì thế, trong cách xử lý vấn đề mới có tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Bình luận