"Vấn đề Biển Đông đang được thổi bùng lên bởi những người ở Mỹ và Anh, cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng. Việc họ tuyên bố tự do hàng hải và hàng không là định kiến và thiên vị, chỉ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực này", Tân Hoa xã ngày 4.5 dẫn phát biểu của ông Lưu.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh nói rằng “thật là vô căn cứ” khi chỉ trích rằng "đường lối cứng rắn" của Trung Quốc chỉ làm tăng căng thẳng ở
Biển Đông, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên cho các đảo, bãi đá ở Trường Sa và cũng là quốc gia đầu tiên kiểm soát quần đảo này (?).
Ông Lưu còn cáo buộc hơn 40 hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa “đang bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi nhiều nước khác", nhưng Bắc Kinh “vẫn kiên trì đàm phán với các nước láng giềng để giải quyết sự khác biệt. Điều này thể hiện mong muốn của Trung Quốc mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực” (!), theo Tân Hoa xã.
Ông này cũng tuyên bố rằng các hoạt động xây dựng trên các đảo và bãi đá của Bắc Kinh là “vấn đề của Trung Quốc”, không nhắm vào quốc gia nào. Các cơ sở quân sự được ông Lưu mô tả là “cơ sở nhỏ” và vì “mục đích dân sự”.
Đại sứ Trung Quốc ở Anh chỉ trích chính trị gia Anh và Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh
|
Nhiều nước quan ngại hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa có thể nhìn thấy đối với tự do hàng hải của thế giới. Đại sứ Trung Quốc cho rằng đó là sự cáo buộc “sai trái” và đưa ra dẫn chứng hơn 100.000 chuyến tàu thuyền đi qua vùng biển này mỗi năm.
"Phải chăng tự do hàng hải là mỗi nước có quyền đối với vấn đề ở
Biển Đông? Hay một số quốc gia tự cho mình quyền tự do thể hiện sức mạnh quân sự bằng cách điều tàu chiến đến cửa nhà người khác và cho máy bay bay qua không phận lãnh thổ của nước khác?”, ông Lưu lên giọng với hàm ý chỉ trích Mỹ.
"Nếu đó là quyền tự do, thì nó đáng bị lên án như là một hành động thù địch trắng trợn và cần phải dừng lại", ông Lưu tuyên bố.
Liên quan đến luật pháp quốc tế, điều mà Trung Quốc bị thế giới lên án là “coi thường và chà đạp lên nó”, Đại sứ Trung Quốc ở Anh dõng dạc tuyên bố rằng Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 2006 (UNCLOS) và rằng sự tuân thủ đó nằm ở việc Bắc Kinh “loại trừ trọng tài tham gia giải quyết tranh chấp chủ quyền và phân định lãnh hải”.
“Hơn 30 quốc gia, trong đó có nước Anh cũng đã đưa ra những tuyên bố như thế. Thế giới sẽ nhìn thấy rõ ràng ai đang gây rối ở Biển Đông. Các quốc gia này nên chấm dứt việc can thiệp và gây náo loạn, những hành động đó mới chính là mối đe dọa cho sự ổn định của khu vực và hòa bình thế giới", ông Lưu nói tiếp.
Bình luận (0)