Theo South China Morning Post, Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc và Cục Xuất bản của đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định đưa ra chính sách quốc gia đối với những người không trả nợ ngân hàng. Họ sẽ bị liệt vào danh sách đen, tên tuổi, số chứng minh nhân dân, ảnh, địa chỉ nhà và số tiền họ đã mượn đều được đăng công khai trên nhiều kênh, bao gồm báo giấy, báo trực tuyến, đài phát thanh - truyền hình, màn hình xe buýt và ở các địa điểm công cộng khác.
Chính quyền địa phương được yêu cầu thiết lập cơ sở dữ liệu chi tiết về những người không trả nợ ngân hàng. Dữ liệu này sẽ được điều hành bởi cơ quan truyền thông địa phương. Tòa án sẽ cung cấp chi tiết về những người không trả nợ và cơ quan điều tiết ngân hàng sẽ cập nhật thông tin người có nợ xấu vào danh sách đen. Động thái này là một phần trong nỗ lực lớn của chính quyền nhằm thúc đẩy “sự tin cậy” trong xã hội Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, đây sẽ là “công cụ quan trọng để trừng phạt những người được coi là không đáng tin cậy”.
Song, không cần phải chờ đến cuối năm, nhiều thành phố của Đại lục đã áp dụng biện pháp trên. Cụ thể, thành phố Quảng Châu mới đây công bố chi tiết cá nhân của 141 người quá hạn trả nợ trên màn hình xe buýt, các tòa nhà thương mại cũng như trên các phương tiện truyền thông theo yêu cầu của tòa án địa phương.
Trong khi đó ở các tỉnh Giang Tô, Hà Nam và Tứ Xuyên, tòa án đã hợp tác với các nhà khai thác viễn thông để mỗi khi có ai đó gọi đến số của người mang nợ xấu đều sẽ nhận được thông điệp: “Người mà bạn đang gọi điện đã bị tòa án đưa vào danh sách đen vì không thanh toán nợ. Bạn hãy đề nghị người này tôn trọng các nghĩa vụ pháp lý của họ”. Lời nhắn này sẽ được phát đi cho đến khi các khoản vay ngân hàng được hoàn trả.
Theo bà Angela Luo, luật sư của công ty luật Gold Sun, tình trạng trốn nợ đã trở thành vấn đề kinh niên trong xã hội Trung Quốc, ảnh hưởng đến thẩm quyền và sự tin tưởng vào luật pháp. “Nhà chức trách đã đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề này trong nhiều năm, nhưng kết quả không đáng kể. Phán quyết của tòa án chẳng khác gì một mẩu giấy vô nghĩa đối với những người nằm trong danh sách đen. Việc đưa ra biện pháp mới nhằm mục đích gây áp lực lên những người mượn tiền, khiến họ xấu hổ để buộc họ phải trả nợ. Nhưng thành thật mà nói, đối với những người không coi trọng luật pháp thì động thái này e rằng cũng không đem lại tác dụng như mong muốn”, bà Luo nói.
tin liên quan
Trung Quốc sắp lần đầu vỡ nợ trái phiếu chính phủ địa phươngHãng xếp hạng tín nhiệm Fitch dự báo Trung Quốc có thể chứng kiến đợt vỡ nợ trái phiếu chính phủ địa phương lần đầu tiên dù chưa chắc chắn về thời điểm.
Bình luận (0)