Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến xuất nhập khẩu năng lượng Nga bị EU cấm vận. Điều này làm ảnh hưởng thị trường khí tự nhiên hóa lỏng và buộc Nga phải bán nguồn năng lượng dư thừa.
Trung Quốc đã xuất hiện. Trung Quốc đã mua dầu và than Nga với giá rẻ, không chỉ tiết kiệm được hàng tỉ USD mà còn kiếm lợi khi bán bớt nguồn cung dư thừa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh muốn có quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Moscow để duy trì an ninh năng lượng và chuỗi cung ứng quốc tế.
Trung Quốc đã hưởng lợi ra sao?
Dầu thô
Nhập khẩu dầu thô từ Nga tăng 8% trong năm 2022, ngay cả khi tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm do nền kinh tế phát triển chậm lại. Theo tính toán của Reuters, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đã tiết kiệm được khoảng 5,5 tỉ USD từ tháng 4.2022-1.2023.
Than
Trung Quốc cũng đã tăng nhập khẩu than từ Nga, tận dụng việc giá than Nga giảm vì nhu cầu từ châu Âu giảm mạnh. Năm 2022, lượng than Trung Quốc nhập khẩu từ Nga tăng 20% so với một năm trước đó.
Khí tự nhiên hóa lỏng
Nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga vào Trung Quốc đã tăng hơn 40%. Và xuất khẩu cũng tăng theo khi Bắc Kinh bán lại LNG cho các nhà nhập khẩu hàng đầu như Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp. Điều này xảy ra ngay cả khi tổng nhập khẩu LNG của Trung Quốc giảm gần 20% khi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt chống Covid-19 làm giảm hoạt động kinh tế và nhu cầu tiêu dùng trong năm 2022.
Bình luận (0)