Trung Quốc không thích Oscar, chỉ quan tâm đến doanh thu phòng vé

24/02/2016 19:26 GMT+7

Muốn làm phim tiếng Anh để quảng bá giá trị Trung Hoa ra thế giới nhưng gây ấn tượng với Viện Hàn lâm Mỹ không phải mục tiêu của các nhà làm phim Trung Quốc.

Muốn làm phim tiếng Anh để quảng bá giá trị Trung Hoa ra thế giới nhưng gây ấn tượng với Viện Hàn lâm Mỹ không phải mục tiêu của các nhà làm phim Trung Quốc.

Đoạt giải điện ảnh Viện Hàn lâm như Lý An từng giành tượng vàng Oscar 2001 cho 'Ngọa hổ tàng long' không phải mục đích ưu tiên của các nhà làm phim Trung Quốc - Ảnh: AFPĐoạt giải điện ảnh Viện Hàn lâm như Lý An từng giành tượng vàng Oscar 2001 cho 'Ngọa hổ tàng long' không phải mục đích ưu tiên của các nhà làm phim Trung Quốc - Ảnh: AFP
Năm 2001, bộ phim võ thuật Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ngọa hổ tàng long) thắng 4 giải điện ảnh Viện Hàn lâm Mỹ và có tên trong 6 hạng mục đề cử gồm cả Phim hay nhất. Ngoài ra, Trung Quốc cũng dần trở thành một trong những thị trường tiêu thụ vé phim lớn nhất thế giới.
Những tưởng ngành công nghiệp điện ảnh sẽ đón chờ một loạt các tác phẩm của đất nước này tấn công giải thưởng Oscar. Nhưng các hãng phim Trung Quốc thật sự lại ít mặn mà với tượng vàng. Thay vì đi theo các đề tài khiến Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh của Hoa Kỳ phải chú ý, họ tập trung vào dòng phim tiếng Anh hợp tác sản xuất như Kung Fu Panda, The Great Wall - kiểu phim không phải loại yêu thích của Viện Hàn lâm.
Trang International Business Times nhận định giải Oscar có ảnh hưởng nhiều trong lịch sử điện ảnh Mỹ hay châu Âu nhưng ít tác động ở Trung Quốc. Những bộ phim động chạm đến vấn đề chính trị và xã hội hiện đại - vốn khó qua kiểm duyệt - ít có đường được thực hiện ở nước này. Ngoài ra, loại phim chủ đề giới tính, tình dục như tác phẩm từng chiến thắng Oscar Brokeback Mountain hầu như không được chiếu ở Trung Quốc. Nói cách khác, dòng phim có nhiều cơ hội đoạt giải, "hợp nhãn" các thành viên bình chọn Oscar không phải thể loại tương thích hay được khuyến khích tại Trung Quốc. Vì thế, các nhà làm phim chẳng muốn phí công.
Trung Quốc không thích Oscar, chỉ quan tâm đến doanh thu phòng vé 2So với tượng vàng, giới làm phim Trung Quốc thích việc các tác phẩm được quảng bá rộng và doanh thu phòng vé cao hơn - Ảnh: Poster phim The Mermaid
Từ đó, phim Trung Quốc sản xuất hay hợp tác sản xuất có tượng vàng hay không không hề quan trọng, điểm cốt yếu là nó thu về được bao nhiêu. So với các hiệp hội thì giới làm phim Trung Quốc chú trọng và quan tâm đến yếu tố khán giả hơn. Như với Ngọa hổ tàng long, giải Oscar cũng không đáng giá bằng con số 128 triệu USD doanh thu phóng vé, trở thành phim nói tiếng nước ngoài có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Mỹ.
Sky Moore, một đối tác tại Stroock & Stroock & Lavan và luật sư hàng đầu nói về thỏa thuận hợp tác trị giá 375 triệu USD giữa Lions Gate Entertainment Corp. và đài truyền hình Hồ Nam rằng mục đích của Trung Quốc là phát triển loạt "bom tấn" tiếng Anh để có thể chiếu rộng rãi toàn thế giới, từ đó sử dụng sức mạnh mềm vô song của điện ảnh để quảng bá văn hóa Trung Quốc. Nó cũng giúp các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn giữ vững được thị phần khi Bắc Kinh dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với phim nước ngoài (giới hạn thời gian phim, số lượng phim).
Ông cho rằng vì yếu tố hợp tác hợp lý về mặt pháp lý, những phim này đôi khi có thể gây tranh cãi vẫn sẽ được chiếu một cách an toàn ở cả Hollywood và Trung Quốc dù bị những người bầu chọn Oscar ghét cay ghét đắng.
Như trong khi bộ phim Deadpool làm lu mờ mọi tác phẩm khác hồi tuần qua thì bộ phim gây tiếng vang thứ 2 thế giới là The Mermaid (Mỹ nhân ngư) với doanh thu ngày đầu đạt kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc. Mỹ nhân ngư có thể gây chút tranh cãi ở một bộ phận tại Hoa Kỳ nhưng không có bất cứ vấn đề gì khi kiểm duyệt ở Trung Quốc. Việc Mỹ nhân ngư chiếu tại 35 rạp Mỹ, thu về 1 triệu USD đối với các nhà sản xuất Trung Quốc, còn đáng giá hơn một tượng vàng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.