Trung Quốc lập quỹ 47,5 tỉ USD thúc đẩy công nghiệp bán dẫn

Trung Quốc lập quỹ 47,5 tỉ USD thúc đẩy công nghiệp bán dẫn

Phương Thúy
Phương Thúy
28/05/2024 07:32 GMT+7

Trung Quốc vừa thành lập quỹ đầu tư bán dẫn trị giá 47,5 tỉ USD để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chip trong nước.

Công nghiệp bán dẫn đang là lĩnh vực được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư, nhằm cạnh tranh dẫn đầu thị trường. Trung Quốc vừa thành lập quỹ đầu tư bán dẫn lớn nhất từ trước đến nay để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chip trong nước. Trung Quốc muốn đạt được khả năng tự cung tự cấp về bán dẫn khi Mỹ tìm cách hạn chế sự tăng trưởng của nước này.

Trung Quốc lập quỹ 47,5 tỉ USD thúc đẩy công nghiệp bán dẫn- Ảnh 1.

SMIC đã trở thành nhà sản xuất chip lớn thứ ba trên thế giới về doanh thu

REUTERS

Quỹ Đầu tư Công nghiệp Mạch Tích hợp Quốc gia Trung Quốc đã huy động được 344 tỉ Nhân dân tệ, tương đương 47,5 tỉ USD, từ chính quyền trung ương, các ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh, bao gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc.

Quỹ này đã được thành lập vào ngày 24.5, cổ đông lớn nhất là Bộ Tài chính Trung Quốc. Các công ty đầu tư thuộc sở hữu của chính quyền địa phương ở Thâm Quyến và Bắc Kinh cũng góp vốn vào quỹ.

Trung Quốc là nước chi tiêu hàng đầu vào ngành chip trong khoảng thập kỷ qua. Bằng cách sử dụng vốn nhà nước, Bắc Kinh tài trợ cho các nhà sản xuất chip trong nước như SMIC. Theo dữ liệu gần đây của Counterpoint Research, SMIC đã trở thành nhà sản xuất chip lớn thứ ba trên thế giới về doanh thu.

Hiện nay công nghiệp bán dẫn đang là lĩnh vực tâm điểm. Ngoài Trung Quốc, Mỹ và các nước Liên minh châu Âu đã rót gần 81 tỉ USD vào sản xuất thế hệ chất bán dẫn tiếp theo, nhằm tăng khả năng tự chủ và cạnh tranh.

Không dừng lại ở đó, Mỹ còn thúc giục các đồng minh như Hà Lan, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản, thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với việc tiếp cận công nghệ chip của Trung Quốc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.