Tại thủ đô Kabul của Afghanistan, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó, tập đoàn CAPEIC của Trung Quốc sẽ đầu tư hàng trăm triệu USD vào dự án hợp tác khai thác dầu mỏ ở vùng lòng chảo Amudarja của Afghanistan với thời hạn 25 năm.
Quan chức cấp cao Trung Quốc và Taliban gặp nhau năm 2021 |
reuters |
Trung Quốc giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới không công nhận ngoại giao chính thể Taliban, nhưng điều đó không ngăn cản Trung Quốc hợp tác kinh tế với chính thể Taliban.
Trong chuyện này, Trung Quốc vừa có lợi thế nổi trội, lại vừa có nhu cầu cấp thiết. Cùng với Nga và Pakistan, Trung Quốc lâu nay giữ cầu quan hệ với Taliban và có ảnh hưởng nhất định tới tổ chức này. Sau khi trở lại cầm quyền ở Afghanistan, Taliban ý thức được rằng phải tranh thủ Trung Quốc và Nga. Afghanistan rất giàu về khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao. Đất nước này lại nằm ở vị trí địa lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thực hiện kế hoạch Một vành đai, một con đường. Nhiều đối tác bên ngoài theo đuổi lợi ích địa chiến lược và lợi ích kinh tế, thương mại và đầu tư ở Afghanistan chỉ chờ đợi thời điểm có thể công nhận ngoại giao chính thể Taliban để nhảy vào thị trường Afghanistan và hợp tác với chính thể Taliban. Trung Quốc đi trước để gây dựng lợi thế và ưu thế. Mọi đầu tư bây giờ của Trung Quốc đều như “một miếng khi đói” đối với Taliban. Phương châm chỉ đạo của Trung Quốc xem ra là hợp tác kinh tế trước, công nhận ngoại giao sau.
Nữ giảng viên buồn, giận vì lệnh cấm nữ giới học đại học của Taliban ở Afghanistan |
Bình luận (0)