Theo Bloomberg, đây là lợi ích tiềm năng đối với những nước đang phát triển ở Đông Nam Á, các quốc gia cần nâng cấp đường sá, đường sắt và cảng cho phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế. Doanh nghiệp Trung Quốc vẫn tăng bơm tiền vào cơ sở hạ tầng Đông Nam Á trong khi các nhà quản lý ở Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát các thương vụ đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính các nền kinh tế mới nổi trên khắp châu Á sẽ cần đầu tư 26.000 tỉ USD xây dựng mọi thứ, từ cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải đến sản xuất nước sạch từ nay đến năm 2030 để duy trì tăng trưởng, giảm đói nghèo và xoay sở với tình hình thay đổi khí hậu.
|
Đây là nơi tiền Trung Quốc đổ về. Dù tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đại lục vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) còn tương đối nhỏ ở mức 6,8% trong năm 2015, giới doanh nghiệp nước này ngày càng chiếm miếng bánh lớn hơn trong các dự án cơ sở hạ tầng chính trên khắp khu vực, theo chuyên gia kinh tế Weiwen Ng tại Australia & New Zealand Banking Group ở Singapore.
Trung Quốc chiếm 14% FDI đổ vào Thái Lan năm ngoái. Số liệu này ở Việt Nam, Indonesia và Malaysia lần lượt là 8%, 8% và 6%, theo ngân hàng ANZ. Philippines nhận ít FDI từ Trung Quốc hơn khi tỷ lệ chỉ là 0,14%.
Phần lớn khoản đầu tư từ Đại lục chảy vào ngành năng lượng, vận tải và bất động sản. Ba ngành trên chiếm 78% tổng số hợp đồng xây dựng và đầu tư của Trung Quốc tại ASEAN từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2017.
|
Với Trung Quốc, cơ hội ở ASEAN rất lớn. Nhiều thành viên ASEAN đang có mức tăng trưởng thuộc hàng cao nhất thế giới, chẳng hạn như Việt Nam và Philippines với tăng trưởng trên 6%. Với tổng dân số hơn 620 triệu người và nền kinh tế đạt 2.600 tỉ USD, tiềm năng đầu tư vào khu vực ASEAN rất lớn. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2020, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.
Phát kiến "Một vành đai, một con đường" cũng sẽ tăng dấu ấn của Trung Quốc trong khu vực. Các dự án có thể nhận được tài trợ bao gồm tuyến đường sắt cao tốc mới chạy từ miền nam Trunng Quốc qua Lào đến bờ biển công nghiệp phía đông Thái Lan, dự án đường sắt ở Lào, Indonesia và Thái Lan. Dù vậy, khoản đầu tư này không phải là không có rủi ro. Chuyên gia Weiwen Ng cho biết: “Dù các nước tiếp nhận hưởng lợi từ đầu tư gia tăng của Trung Quốc, họ cũng sẽ chịu nguy cơ tập trung gia tăng vì ASEAN đã và đang tiếp xúc nhiều với Đại lục thông qua thương mại, du lịch”.
tin liên quan
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn đe dọa 'Con đường tơ lụa mới'Cuộc đối đầu ngay dưới chân dãy Himalaya không chỉ gây
căng thẳng chính trị cho hai 'gã khổng lồ' châu Á, mà còn đe dọa kế
hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu của Bắc Kinh.
Bình luận (0)