Hôm qua 20.4, Công ty ISI chuyên cung cấp hình ảnh vệ tinh công bố hình ảnh mới chụp ngày 10.4 ghi nhận bãi đá Chữ Thập, mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có máy bay trinh sát hải quân KQ-200 (còn có tên là Y-8Q hoặc GX-6). Thuộc dòng máy bay trinh sát Y-8 vốn có nhiều phiên bản, bao gồm cả loại săn tàu ngầm.
Trung Quốc đặt tên 80 thực thể ở Biển ĐôngBộ Dân chính Trung Quốc ngày 19.4 công bố cái gọi là tên chuẩn và tọa độ của 25 đảo, bãi đá ngầm ở Biển Đông, trong đó có một thực thể nằm ở phía bắc đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, theo tờ Hoàn Cầu thời báo. Các tọa độ do Bộ Dân chính công bố cho thấy phần lớn các đảo, bãi đá ngầm đó nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc còn công bố tên và tọa độ của 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. Các tọa độ cũng cho thấy phần lớn những thực thể dưới đáy biển này nằm trong và xung quanh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Danh sách 80 thực thể nói trên được đăng trên website của Bộ Dân chính Trung Quốc. Hoàn Cầu thời báo còn ngang nhiên dẫn lời một chuyên gia thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng việc đặt tên phản ánh cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với những thực thể trên.
Văn Khoa
|
Lâu nay, giới nghiên cứu quốc tế, cụ thể là theo Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Mỹ, đã đưa ra bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã triển khai nhiều loại vũ khí đến Biển Đông (chưa rõ mức độ thường xuyên của số vũ khí này), bên cạnh nhiều loại radar và cảm biến hiện đại.
Trong đó, với hệ thống đường băng và nhà chứa, Trung Quốc giờ đây có thể triển khai các loại máy bay quân sự dưới đây ở đảo bãi đá mà nước này đang chiếm đóng phi pháp như Phú Lâm (Hoàng Sa), các bãi cạn Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi (Trường Sa) vốn có sẵn đường băng, nhà chứa máy bay, bãi đỗ, hệ thống radar…
Máy bay tiêm kích J-10
Đây là chiến đấu cơ có khả năng tác chiến đa nhiệm với tầm chiến đấu lên đến 1.250 km, tốc độ tối đa đạt Mach 2.2 (tức lớn hơn 2 lần vận tốc âm thanh, khoảng 2.700 km/giờ).
Cựu Ngoại trưởng Philippines chỉ trích Trung QuốcVề việc Trung Quốc thành lập hai đơn vị hành chính mới nhằm kiểm soát Biển Đông, kênh truyền hình GMA ngày 20.4 dẫn lời cựu Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cáo buộc Trung Quốc lợi dụng thời điểm các nước đang đối phó với đại dịch Covid-19 để đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, gây thiệt hại cho các bên liên quan và cộng đồng quốc tế.
“Tôi kính cẩn kêu gọi chính quyền Philippines phản đối hành động này của Trung Quốc, như cách làm đúng đắn của chúng ta hôm 8.4 về việc tàu cá Việt Nam bị đâm chìm”. Trước đó, sau vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa ngày 2.4, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố quan ngại sâu sắc và bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam.
Cùng với đó, thẩm phán về hưu Antonio Carpio từng thuộc Tòa án tối cao Philippines hối thúc các bên liên quan phản đối việc Trung Quốc thành lập 2 đơn vị hành chính mới trên Biển Đông. Ông cho rằng nếu im lặng thì “Trung Quốc sẽ cho đó là sự ưng thuận”.
Bảo Vinh
|
Máy bay tiêm kích J-11
Đây cũng là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm, có tầm chiến đấu khoảng 1.500 km và tốc độ tối đa khoảng Mach 2.1 (2.500 km/giờ). J-11 có thể mang theo nhiều loại tên lửa đối không với tầm bắn từ 20 - 170 km, cùng một số loại rốc két và bom.
J-11 có các phiên bản J-11BH và J-11BSH chuyên dành cho hải quân Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng từ loại J-11, Trung Quốc đã phát triển nên mẫu J-15 chuyên dụng để trang bị trên tàu sân bay của nước này.
Oanh tạc cơ H-6K
H-6K là phiên bản mới của dòng máy bay ném bom H-6 vốn được phát triển từ dòng máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. Về cơ bản, oanh tạc cơ H-6 có tầm tác chiến khoảng 1.600 km với vận tốc tối đa xấp xỉ 1.000 km/giờ.
H-6 có thể mang theo nhiều loại bom, bao gồm cả bom thông minh, đồng thời còn có thể mang theo nhiều loại tên lửa tấn công mặt đất và tấn công tàu chiến như KD-88, CJ-10, C-101, C-301, C-601, YJ-12... với nhiều tầm bắn khác nhau và lên đến 400 km. Đặc biệt, máy bay H-6 còn có thể mang tên lửa đạn đạo DF-21 có tầm bắn lên đến 1.700 km với tốc độ tối đa lên đến Mach 10 (hơn 22.000 km/giờ), được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.
Máy bay trinh sát hải quân KQ-200
Được phát triển từ dòng máy bay trinh sát Y-8, KQ-200 có tầm bay lên đến 5.000 km, tốc độ tối đa khoảng 600 km, đủ khả năng hoạt động liên tục trong 10 giờ. Theo chuyên trang Navalnews, KQ-200 tập trung chủ yếu vào khả năng tìm diệt tàu ngầm khi tích hợp các hệ thống cảm biến và có khả năng thả các thiết bị thăm dò. Cùng với đó, KQ-200 có thể mang theo một số loại tên lửa đối hạm YJ-83K tầm bắn 200 km, ngư lôi, tên lửa tấn công tàu ngầm.
Tên lửa đối không HQ-9
Đây được xem là hệ thống tên lửa S-300 “phiên bản Trung Quốc”. HQ-9 có tầm bắn hơn 300 km với phiên bản xa nhất là HQ-9B. Tốc độ bay của HQ-9 đạt Mach 4.2 (hơn 9.000 km/giờ), với trần bay từ 27- 41 km. Phiên bản được Trung Quốc triển khai trên các đảo và bãi đá ở Biển Đông có tầm bắn khoảng 200 km.
Tên lửa hành trình đối hạm YJ-12
Loại tên lửa này có tầm bắn lên đến 400 km cùng tốc độ tối đa đạt khoảng Mach 4 (khoảng 9.000 km/giờ) tùy theo phiên bản. Đây là loại tên lửa hành trình khá hiện đại. Từ năm 2018, AMTI phát hiện Trung Quốc triển khai YJ-12 trên các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Loại tên lửa này cũng có thể được khai hỏa từ oanh tạc cơ H-6.
Tên lửa đối hạm YJ-62
Nếu YJ-12 được Trung Quốc triển khai ở Trường Sa, thì YJ-62 lại có mặt ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa). Về tốc độ, thì YJ-62 chỉ đạt mức cận âm, tức khoảng 1.000 km/giờ, tầm bắn từ 290 - 400 km. Năm 2016, bên cạnh HQ-9 thì YJ-62 cũng được Trung Quốc triển khai đến đảo Phú Lâm, theo AMTI.
Bình luận (0)