Tại văn bản này, Bộ VH-TT-DL đã thỏa thuận, thống nhất các nội dung: bảo quản, tu bổ bộ khung gỗ, hệ mái, nền và tường điện Thái Hòa; bảo quản, tu bổ, phục hồi các thành phần trang trí và nội thất công trình; tu bổ, gia cường, cân chỉnh sân nền khuôn viên điện (sân Đại triều nghi), lan can và hệ thống tường kè chắn đất; tôn tạo vườn cây, tiểu cảnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... Bộ VH-TT-DL đặc biệt lưu ý phải bảo tồn tối đa các cấu kiện gỗ; thực hiện biện pháp bảo quản đối với các cấu kiện gỗ còn tốt, gia cố tu bổ đối với các cấu kiện gỗ bị hư hỏng một phần. Đồng thời, phải “hết sức thận trọng” khi bảo quản, tu bổ các mảng trang trí chạm khắc có các hoa văn, chữ viết (giữ nguyên vẹn các chi tiết này cả về màu sắc và hình dáng). Bộ VH-TT-DL cũng đề cập nội dung liên quan đến sơn son thếp vàng, ngói (ngói ống hoàng lưu ly và ngói liệt men vàng), về bờ mái và con giống khảm sành sứ, hệ thống trang trí pháp lam và tu bổ, phục hồi ngai vàng, bửu tán, đồ nội thất...
Đáng chú ý, theo ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, phương pháp hạ giải toàn bộ công trình được lựa chọn nhằm đáp ứng các yêu cầu của khoa học bảo tồn, có thể đánh giá chính xác mức độ hư hỏng và can thiệp hiệu quả nhằm giữ gìn tối đa các kết cấu nguyên gốc...
Bình luận (0)