Xã ven biển xã Bình Minh (H.Thăng Bình, Quảng Nam) có hàng trăm hộ dân phải di dời khẩn cấp trước khi bão số 9 đổ bộ. Những ngày trước khi chạy bão đến nơi an toàn, một số hộ sống trong khu vực sát biển đã đưa tài sản đến những nơi an toàn để tránh trú bão.
Bão số 9 cách đất liền hơn 300 km, gió mạnh sẽ xuất hiện trong vài giờ tới
|
Khi nghe dự báo sức tàn phá mạnh của cơn bão số 9, khiến người dân ven biển của tỉnh rất lo lắng, tìm mọi cách để phòng, chống. Cùng với lo
chằng chống nhà cửa, nhiều người dân đã đào hầm để trú tránh bão. Thậm chí có người còn dỡ chuồng lợn, chuồng gà của gia đình để lấy những tấm bia rô đào hầm cho cả gia đình trú ẩn.
Cận cảnh người dân Quảng Nam đào hầm trú bão số 9
|
Đang đào hầm để gia đình xuống trú tạm, anh Phạm Tuấn (39 tuổi, ở xã Bình Minh, H.Thăng Bình) cho hay do căn nhà đã xuống cấp nên để đảm bảo an toàn cho người thân khi bão số 9 đổ bộ, anh cùng một số người thân đã tiến hành đào hầm với chiều sâu 1,6 mét, rộng khoảng 3 mét để 10 người trong gia đình tránh bão số 9 tạm thời.
“Đây không phải là lần đầu tiên người dân đào hầm trú bão, mà các năm trước khi nghe tin bão lớn người dân cũng thường làm những cách này. Cơ bản trú bão dưới hầm khá an toàn. Hầm thì chiến tranh còn khó phá nói gì đến bão”, anh Tuấn nói.
Bão số 9 vào đất liền với gió cấp 12 - 13 thì tàn phá cực kỳ khủng khiếp
|
Cắt được bỏ vào bao tải rồi chất lên thành từng phức tường ngăn cát đắt dưới hầm.
|
Hầm trú bão được tạo thành bởi những bao tải.
|
Hầm trú bão số 9 người dân vùng biển xã Bình Minh đào ra để người dân trú ẩn tạm thời.
|
Cát được cho vào bao tải.
|
Đây không phải là lần đầu tiên người dân đào hầm trú bão mà trước đó khi nghe những trận bão lớn người dân vùng biển đều tạo ra những chiếc hầm kiên cố này.
|
Hầm được tạo nên bởi những bao tải cát.
|
Trong cái khó người dân lại tạo nên những chiếc hầm như thời chiến tranh.
|
Chiếc hầm chống bão do người dân miền biển tạo nên.
|
Anh Phạm Tuấn đang xử lý lại chiếc hầm để đảm bảo an toàn.
|
Đường vào hầm trú bão của người dân xã Bình Minh.
|
Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đối với những cơn bão lớn, người dân ven biển thường đào hầm trú bão. Việc đào hầm trú bão là kinh nghiệm của ông cha ta, việc đào hầm là rất là an toàn, riêng tỉnh Quảng Nam tùy theo địa hình, khu vực phù hợp thì luôn khuyến kích cách làm này.
Chiếc hầm chống bão rộng 3 m3, sâu khoảng 1,6 m.
|
Hầm tránh bão như thời chiến tranh.
|
Những cột sắt được kê lên hầm.
|
Kéo bạt phủ kín hầm để chống bão số 9.
|
Đàn ông, phụ nữ, người già, người trẻ kéo nhau đi giúp đẩy thuyền lên bờ tránh bão
|
Một chuyên gia dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ nhận xét, đào hầm tránh bão là một giải pháp khá tốt cho những người dân không có điều kiện đến các căn nhà kiên cố để tránh bão. Vị này cho hay, thông thường khi bão vào thì gió giật rất mạnh nên việc xuống hầm trú tránh sẽ đảm bảo an toàn vì tránh bị tường nhà, cây cối đổ sập. Sau đó, hoàn lưu bão gây mưa thì bà con sẽ trở lại nhà và đề phòng lũ về thì tìm nơi cao hơn để lánh.
“Đây là kinh nghiệm dân gian của bà con ngày xưa khi nhà tranh vách nứa, không đủ sức chống chọi với các cơn bão lớn, họ đào hầm để tránh gió giật. Thông thường, bão vào gió cấp 8 là chúng ta đã không thể bước tiến hay lùi, trong khi cơn bão này dự báo gió giật tới cấp 12. Và cần lưu ý hầm tránh bão phải làm chắc chắn chứ không được gia cố sơ sài vì có khả năng mất an toàn khi bão đổ bộ”, vị này nhấn mạnh.
|
Bình luận (0)