Truyền huyết tương để chữa Covid-19 không hiệu quả, Mỹ ngừng thử nghiệm

03/03/2021 09:41 GMT+7

Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) tuyên bố ngừng thử nghiệm truyền huyết tương của người mắc Covid-19 đã khỏi cho bệnh nhân Covid -19 vì kết quả sơ bộ cho thấy không có lợi ích gì từ việc điều trị này.

Cuộc thử nghiệm bắt đầu vào tháng 8.2020, ban đầu chỉ với hơn 500 bệnh nhân Covid-19 đã đến phòng cấp cứu nhưng không cần nhập viện, có triệu chứng từ nhẹ cho đến trung bình, theo AFP.
Những người được chọn để tham gia nghiên cứu cũng có tiền sử béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim.
Trong cuộc thử nghiệm của NIH, một số người được điều trị bằng huyết tương từ những bệnh nhân mắc Covid đã hồi phục và số khác dùng giả dược.
Trong báo cáo do NIH công bố ngày 2.3, một nhóm chuyên gia độc lập xác định điều trị bằng huyết tương không gây hại nhưng không mang lại bất kỳ lợi ích gì bệnh nhân Covid-19.
Huyết tương là phần chất lỏng từ máu của một bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục, có chứa kháng thể chống lại Covid-19 do cơ thể sản sinh ra sau khi bị lây nhiễm.
Hồi cuối tháng 10.2020, một nghiên cứu của các chuyên gia Ấn Độ được công bố trên tạp chí y khoa BMJ kết luận phương pháp điều trị bằng huyết tương chỉ mang lại hiệu quả hạn chế.

Chuyên gia Mỹ: 3 loại vắc xin ngừa Covid-19, tiêm loại nào cũng tốt

Trước đó, vào cuối tháng 8.2020, theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Donald Trump, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn khẩn cấp phương pháp điều trị Covid-19 bằng truyền huyết tương.
Giám đốc FDA khi đó là ông Stephen Hahn đã thừa nhận sai sót trong cuộc họp báo chung với ông Trump vì đã trích dẫn các số liệu đánh giá quá cao lợi ích của phương pháp điều trị này.
Do đó, đến nay, có hơn 100.000 người được điều trị bằng huyết tương ở Mỹ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát hồi tháng 1.2020 bắt đầu, theo NIH.
Gần đây, FDA ra quy định mới, hạn chế sử dụng phương pháp điều trị bằng huyết tương có nồng độ kháng thể cao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.