Đó là chia sẻ của trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, khi trao đổi với báo chí về dự thảo luật Biên phòng Việt Nam vừa được Quốc hội thảo luận hôm qua, 16.6.
Không giao thoa trùng lặp các luật khác
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết, dự thảo luật Biên phòng Việt Nam trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua là tổng hợp, đúc kết từ thực tiễn suốt hơn 60 năm qua.
Luật Biên phòng Việt Nam là khát vọng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ bội đội biên phòng. Nhìn lại lịch sử các thế hệ tiền bối trong hơn 60 năm ra đời, nhiều cán bộ chiến sĩ hy sinh trong tham gia bảo vệ biên giới. Thống kê từ biên thời Tây Nam cho đến phía Bắc, có 14 đồn có riêng nghĩa trang liệt sĩ của cán bộ, chiến sĩ. Đến nay đã có chiến lược bảo vệ biên giới nhưng bây giờ sống và làm việc theo Hiến pháp thì phải có luật Biên phòng Việt Nam
Theo trung tướng Hoàng Xuân Chiến, dự thảo luật Biên phòng Việt Nam đang trình Quốc hội không có gì mở rộng thêm, không có gì thu hẹp lại hay giao thoa với các luật khác. Cụ thể, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng trước đây, bây giờ đưa vào luật được cụ thể hóa bằng 1 chương với 9 điều nhưng rất đầy đủ. Luật này cũng thể chế hóa toàn bộ Nghị quyết 11, Nghị quyết 33, Kết luận 163 và đặc biệt là cụ thể Chiến lược bảo vệ biên giới Tổ quốc trong tình hình mới hay là chiến lược phát triển kinh tế biển.
“Có kiểm tra hàng hoá đâu mà chủ hàng bồi dưỡng”
Liên quan đến nội dung bộ đội biên phòng kiểm tra phương tiện chở hàng hoá có dấu hiệu vi phạm khi nhập cảnh và chủ trì an ninh trật tự khu vực biên giới còn những quan điểm ý kiến khác nhau, trung tướng Hoàng Xuân Chiến cũng phân tích chi tiết.
Không chỉ có lực lượng biên phòng và hải quan, hiện trên biên giới có tất cả 13 lực lượng chức năng nhưng với lực lượng hải quan, các văn bản pháp luật quy định hiện hành đều quy định hải quan là chủ trì kiểm tra hàng hóa. Còn lực lượng biên phòng chỉ kiểm tra phương tiện có dấu hiệu vi phạm và đối tượng xuất nhập cảnh không chỉ có hàng hóa và cũng không chỉ có con người. Nhưng nếu phương tiện nước ngoài qua, chở hàng hay xe khách thì không có ai kiểm tra, không có luật nào quy định hải quan kiểm tra phương tiện.
Thực tế, trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 112 gần đây thì số vụ việc vi phạm pháp luật là rất lớn: gần 6 tháng phát hiện gần 1 tấn ma túy cất giấu trên các phương tiện xuất nhập cảnh, còn hàng hóa vi phạm liên quan đến gian lận thương mại lên tới hàng trăm tỉ đồng.
“Lực lượng hải quan kiểm tra hàng hoá đã có tờ khai. Nhưng nếu ta bỏ phương tiện thì đối tượng cất giấu ma túy, chất nổ, thậm chí là vũ khí thì không ai kiểm tra, rất nguy hiểm. Lực lượng hải quan cứ kiểm tra hàng hóa, còn phương tiện thì để chúng tôi”, trung tướng Chiến bày tỏ.
|
Cũng theo Tư lệnh Bộ đội biên phòng, khi lấy ý kiến về biên phòng kiểm soát, kiểm tra phương tiện có dấu hiệu vi phạm ở cửa khẩu trong địa bàn hải quan tại phiên họp Chính phủ thì 21/23 phiếu đồng ý nên bộ đội biên phòng rất vững tâm với nội dung này.
“Chúng tôi có kiểm tra hàng hóa đâu mà bảo chủ hàng nó bồi dưỡng. Chúng tôi kiểm tra phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra phát hiện hàng lậu thì phải kiểm hoá để lập biên bản”, trung tướng Chiến khẳng định.
Tương tự với nội dung lực lượng biên phòng chủ trì đảm bảo an ninh trật tự biên giới, Tư lệnh Bộ đội biên phòng cho rằng, nếu giở hết các luật Công an nhân dân, luật An ninh nhân dân, mới đây nhất là luật Quốc phòng thì khoản 2 điều 25 quy định rõ. Bộ Quốc phòng (giao cho Bộ đội biên phòng) chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
Thực tế từ khi ra đời đến nay, lực lượng bộ đội biên phòng có rất nhiều chương trình, đề án, dự án tích cực đóng góp vào xây dựng bảo vệ an ninh trật tự, ổn định chính trị tại địa bàn biên giới. Theo thống kê, đến nay, Bộ đội biên phòng có 1.500 đảng viên về sinh hoạt ở các chi bộ thôn, bản sát biên giới để xóa trắng nơi không có đảng viên, không có tổ chức Đảng. Trong 44 tỉnh, thành phố có biên giới, nhiều địa phương có đề án tăng cường cán bộ, biên phòng tham gia cấp ủy tại xã, huyện, tỉnh biên giới.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, Hướng dẫn số 26 của Ban Tổ chức T.Ư để thực hiện Chỉ thị 35 về tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã có ghi nhận đóng góp lực lượng biên phòng và ghi rõ: “Ở nơi có biên giới, căn cứ vào tình hình cụ thể, tiêu chí, tiêu chuẩn cơ cấu bộ đội biên phòng vào cấp ủy các cấp”.
Trung tướng Hoàn Xuân Chiến cho rằng, khi xây dựng dự án luật có nhiều ý kiến khác nhau, quan điểm chưa thống nhất đó là chuyện bình thường. Sau khi được lấy ý kiến tại phiên thảo luận tổ và thảo luận ở hội trường, dự thảo luật Biên phòng Việt Nam tiếp tục được Ủy ban Quốc phòng an ninh chủ trì khảo sát, tổ chức toạ đàm lấy ý kiến ở các khu vực đại diện miền Bắc, miền Trung và miền Nam, ngay sau kỳ họp Quốc hội khoá 9.
|
Bình luận (0)