Từ răng voi ma mút Siberia thu được ADN cổ xưa nhất thế giới

22/02/2021 16:34 GMT+7

Các nhà khoa học đã phục hồi đoạn ADN cổ nhất từng được ghi nhận từ răng hàm của của voi ma mút , loài xuất hiện tại khu vực Đông Bắc Siberia cách đây 1,2 triệu năm.

Các nhà khoa học đã phục hồi và giải mã đoạn ADN từ những phần còn sót lại của 3 con voi ma mút được chôn dưới một lớp băng vĩnh cửu tại vùng Đông Bắc Siberia.
"Mẫu ADN này rất xưa. Nó còn cổ xưa hơn cả những gì còn sót lại của người Vikings, và nó thậm chí còn tồn tại trước sự hiện diện của người hiện đại và người Neanderthal," theo ông Love Alen, Giáo sư Di truyền Tiến hóa học
Giáo sư Alen cũng cho biết: "Chúng tôi đã phục hồi ADN từ răng voi ma mút từng bị chôn vùi trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Lớp băng này đã có từ khoảng 700.000 năm đến 1,2 triệu năm trước."
 

Mẫu hóa thạch răng voi ma mút.

Chụp màn hình University of Kentucky

Trong khi những phần còn lại đã được phát hiện từ những năm 1970, các phương pháp khoa học mới vẫn cần thiết để phân tách ADN.
Chia sẻ về công việc phục hồi mã ADN, ông Alen bày tỏ suy nghĩ:
"Đây là lần đầu tiên có người phục hồi mã ADN từ các mẫu vật tồn tại hơn 1 triệu năm trước. Đây là một thử thách khó khăn, chúng tôi đã mất khoảng vài năm để có thể lấy được dữ liệu và phân tích chúng.
Thứ mà chúng tôi tìm thấy chính là một trong những mẫu vật, mà chúng tôi gọi là voi ma mút Krestovka, thuộc một giống voi ma mút bí ẩn mà trước đây chúng tôi không biết là có tồn tại.
Tôi nghĩ việc sử dụng ADN cổ đại này giống như du hành về quá khứ bằng cỗ máy thời gian vậy. Chính vì thế, chúng tôi thực sự có thể đo lường được những thay đổi của mã gen, chúng tôi có thể quan sát ở thời điểm thực để khi quay ngược lại một triệu năm, một điểm thời gian cực kì xa so với hiện tại, sẽ cho phép chúng tôi nghiên cứu sự tiến hóa lúc bấy giờ."
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.