Tối 22.10, TP.HCM tổ chức chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề "Lao động - việc làm trong phục hồi sản xuất, kinh doanh" với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM và ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên (đơn vị trực thuộc Thành đoàn TP.HCM). Tuyển dụng lao động trong bối cảnh nhiều người từ TP.HCM đổ xô về quê nay có nhu cầu trở lại tìm kiếm việc làm là vấn đề được nhiều người đặt ra.
Bản tin Covid-19 ngày 22.10: Cả nước 3.985 ca nhiễm mới | TP.HCM sắp cho phép ăn uống tại chỗ |
Công nhân Công ty TNHH QST VN tại KCX Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) tham gia sản xuất ngày 17.10 |
khả hòa |
Nhu cầu tuyển lao động lớn
Tại chương trình, người dân hỏi: "Khôi phục sản xuất trong trạng thái bình thường mới là nhiệm vụ hàng đầu của các địa phương đã chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó có TP.HCM. Theo thống kê, trong 3 tháng cuối năm, TP.HCM cần 60.000 lao động còn quý 1/2022 cần 120.000 - 140.000 lao động. Vậy, TP.HCM có chính sách, phương án gì để thu hút nguồn lao động đáp ứng cho việc sản xuất, kinh doanh?".
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết nhu cầu cần tuyển lao động của các doanh nghiệp hiện nay khá lớn vì việc phục hồi sản xuất tăng theo từng ngày. Lực lượng lao động về quê, nay trở lại hiện đang “nhỏ giọt”, chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Vì vậy, việc người lao động trở lại TP.HCM là rất cần thiết.
Ông Lâm cho hay, người lao động đến TP.HCM sẽ được hưởng nhiều quyền lợi. Theo đó, TP.HCM có những chính sách chăm lo an sinh xã hội, cũng như tiêm vắc xin cho người lao động.
"Còn về việc làm, người lao động có thể trở về công việc cũ ở doanh nghiệp cũ. Nếu người lao động cần được đào tạo để chuyển đổi ngành nghề sang việc làm mới, thì tại TP.HCM có tới 398 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và danh sách này được đăng tải và trên website của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM. Ngoài ra, TP.HCM còn có Trung tâm dịch vụ việc làm (đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB-XH); Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên (trực thuộc Thành đoàn TP.HCM) và các trung tâm giới thiệu việc làm khác để tạo điều kiện cho người lao động tìm việc phù hợp", ông Lâm nói.
TP.HCM chi hỗ trợ đợt 3 tới ngày 7.11 với 3 quận, huyện |
Doanh nghiệp chủ động liên hệ người lao động
Một người dân theo dõi livestream khác, đặt câu hỏi: "Nhiều người lao động hồi hương đang muốn tìm việc làm ở quê để gần gia đình dẫu thu nhập chưa bằng trước đây. Vậy, điều này có xem là khó khăn, thử thách của TP.HCM trong việc tuyển lao động hay không?".
Ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên cho biết: "Đến thời điểm này, tôi chưa nhận được thông tin khảo sát hay thống kê chính thức nào nói rằng người lao động về quê và muốn ở lại. Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên vẫn đang tiếp cận nhiều người lao động, đồng thời có kết nối với 63 tỉnh thành qua "combo việc làm 3 trong 1". Đa phần, người lao động muốn về quê vì tại thời điểm đó họ không biết tình hình dịch tại TP.HCM khi nào mới ổn định. Họ cũng chia sẻ, 2-3 tuần về quê cũng không biết làm gì vì đã quen với công việc trên đây rồi nên muốn quay trở lại".
Theo ông Cường, việc tuyển dụng lao động không phải là khó khăn, thách thức lớn của TP.HCM mà chỉ là tạm thời, trước mắt. Giống như việc lao động nghỉ khi Tết Nguyên đán, và sau tết thì người lao động cũng trở lại trễ khoảng 1 tuần, 2 tuần nhưng sau đó ổn định lại. "Chưa kể, doanh nghiệp cũng đang rất chủ động trong việc liên hệ với người lao động. Một số đơn vị cho xe về quê rước người lao động lên làm. Sắp tới, tình hình sẽ ổn định, tốt hơn nhiều", ông Cường nói và cho biết: "Ở các tỉnh như Sóc Trăng, Trà Vinh, Hà Tĩnh có liên hệ với tôi, chia sẻ rằng người lao động muốn tìm việc dưới quê nhưng nguồn lực ở tỉnh không đủ để đáp ứng".
Bình luận (0)