Tăng cường tính thực tiễn, tích hợp kiến thức nhiều môn
Ngày 28.8, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết trong năm học này, Sở tiếp tục thực hiện việc đổi mới đề thi theo định hướng tăng cường tính thực tiễn và tích hợp kiến thức. Trung bình, mỗi môn thi sẽ thay đổi khoảng 30%, riêng toán sẽ là môn thi có nhiều thay đổi nhất.
Ông Phạm Ngọc Tiến, Phó phòng Giáo dục trung học, người trực tiếp phụ trách công tác biên soạn đề thi, cho hay đề thi giảm thật nhiều câu hỏi hàn lâm cùng những câu hỏi yêu cầu kỹ thuật tính toán phức tạp. Từ đó tăng cường bài toán thực tiễn, câu hỏi tích hợp thể hiện qua việc toán không chỉ là toán, văn không chỉ là văn mà sẽ còn có sự hiện diện của kiến thức các môn như vật lý, hóa học, sinh học, giáo dục công dân…
tin liên quan
Ít học sinh thành phố 'đậu' trường y vì điểm ưu tiênTrong phiên họp cuối cùng của hội nghị hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược VN vào hôm qua (27.8), khi bàn về vấn đề tuyển sinh năm sau, nhiều thành viên tỏ ra e ngại trước thực tế năm nay quá ít thí sinh thành phố lớn trúng tuyển vào ngành y đa khoa.
Chẳng hạn, với môn ngữ văn, ở phần đọc - hiểu, trước đây khu trú trong văn bản xã hội đời sống thì sắp tới có thể cho dữ liệu là văn bản bất kỳ, có khi là văn bản ở lĩnh vực lịch sử, địa lý, hóa học hoặc khoa học… Do vậy học sinh (HS) cần có những kiến thức về nhiều lĩnh vực để hiểu văn bản và giải quyết trọn vẹn bài tập đó. Có thể môn thi sẽ tên là văn và vấn đề xã hội.
Đối với môn toán, sẽ có 50% là hiểu và vận dụng, 30% là kiến thức của các bộ môn khác như lý, hóa, sinh, địa lý. Tức có 3 điểm là các bài toán về lý, hóa, sinh, địa nhưng không gây áp lực HS phải học nhiều môn và không bắt HS phải nhớ nhiều công thức, kiến thức chi tiết. Có thể trong đề sẽ nhắc lại công thức nhưng cần hiểu kiến thức môn đó và vận dụng toán vào giải quyết câu hỏi. Nói là môn học nhưng vẫn là các bài toán thực tế, những vấn đề thực tế của vật lý, hóa học, sinh học… và có vận dụng công cụ toán để giải quyết.
Vừa qua có tình trạng môn chính môn phụ trong nhà trường và HS lớp 9 hầu như chỉ học các môn học phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh. Tất nhiên không phủ nhận vai trò của 3 môn văn, toán, ngoại ngữ vì đó là 3 môn công cụ cần cho các môn khác nhưng phải thể hiện sự vận dụng. Như vậy chỉ còn có 20% là vận dụng cao của toán là những bài toán khó.
Môn ngoại ngữ cũng vậy, các câu hỏi thể hiện yêu cầu các kiến thức vận dụng, các tình huống cần sử dụng ngoại ngữ vào trong đời sống.
Với định hướng biên soạn đề thi như trên, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho hay sẽ hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho giáo viên bộ môn để tăng cường phương pháp giảng dạy kiến thức theo hướng vận dụng cho HS. Đặc biệt Sở sẽ công bố các đề thi minh họa để giáo viên cũng như HS nắm bắt nội dung và cấu trúc đề thi.
tin liên quan
Một thầy cùng lúc hướng dẫn 44 học viên thạc sĩ của 3 chuyên ngànhĐây là một trong những sai phạm của Học viện Khoa học xã hội (KHXH)
thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN, trong tổ chức quản lý đào tạo sau ĐH mà kết
luận thanh tra của Bộ GD-ĐT vừa chỉ ra.
Không chỉ chú trọng học văn hóa
Ngoài sự thay đổi về đề thi, trong năm học 2017 - 2018 sẽ có sự thay đổi về giảng dạy, thành phố sẽ đẩy mạnh giáo dục theo phương pháp STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán học). Các trường có nhiệm vụ xây dựng chủ đề STEM với các nội dung hẹp và đơn giản, thiết bị phương tiện thực hiện gọn nhẹ, thời gian thực hiện không dài và thường kết hợp trong một bài học hoặc một phần của bài học. Tuy nhiên lãnh đạo Sở nhấn mạnh dù thực hiện theo chủ trương của Bộ nhưng thành phố thực hiện có lộ trình, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường giảng dạy, chất lượng giáo viên.
Ngoài ra, năm học mới này thành phố chủ trương lập lại nề nếp kỷ cương trong nhà trường. Chẳng hạn như hoạt động tư vấn du học, hoạt động dạy 2 buổi/ngày… Lãnh đạo Sở cho hay các trường chỉ nhăm nhăm dạy văn hóa, đáp ứng thi cử, xem nhẹ giáo dục toàn diện. HS chỉ có kiến thức thi cử, cực kỳ kém về kiến thức đời sống xã hội, thể chất, đời sống tinh thần… Việc HS học từ sáng đến tối, học ngày, học đêm khiến mụ mẫm, máy móc, gặp bài toán vận dụng không làm được; không có thời gian thẩm thấu, biến kiến thức của thầy cô thành năng lực của mình.
Vì vậy, Sở yêu cầu các trường bây giờ phải thiết lập, khống chế thời gian học văn hóa là bao nhiêu, còn lại dành thời gian cho các hoạt động rèn luyện khác.
Cụ thể Sở yêu cầu các trường dạy 2 buổi/ngày phải có kế hoạch chi tiết và tách biệt giữa chương trình chính khóa và chương trình buổi thứ 2. Ở buổi học thứ hai, dành 50% thời lượng cho luyện tập văn hóa, 50% còn lại dành cho các hoạt động rèn kỹ năng sống, trải nghiệm thực tiễn, phát triển năng khiếu.
Ông Phạm Ngọc Tiến nhấn mạnh những năm trước, Sở mới dừng lại ở việc vận động, khuyến khích nhưng năm học này Sở sẽ kiểm tra và có hình thức xử lý cụ thể trước những trường không thực hiện đúng quy định nói trên.
tin liên quan
Ám ảnh biên chếMất mấy trăm triệu đồng 'mua' một suất biên chế sư phạm là chuyện đã truyền tai từ rất lâu. Ai cũng biết nhưng chưa ai thừa nhận chính thức.
Bình luận (0)