Chính sách “hành vi thù địch” của Twitter cấm người dùng tấn công trực tiếp hoặc đe dọa mọi người dựa vào chủng tộc, dân tộc, xu hướng tình dục hoặc giới tính. Tuy nhiên, chính sách này lại không bao gồm những dòng tweet có nội dung phi nhân đạo nhắm vào người khác theo nhiều cách khác nhau.
tin liên quan
Facebook, Twitter nói không có kế hoạch quay lại Trung QuốcMạng xã hội trực tuyến miễn phí có trụ sở tại Mỹ đã giải thích “ngôn ngữ phi nhân đạo” bằng cách trích dẫn ý kiến của các học giả như Susan Benesch, người đã giải thích sự phi nhân đạo bao gồm việc nói về người khác như côn trùng, động vật bị khinh thường, vi khuẩn và nhiều thứ khác. Nhưng cách lý giải này dường như đã gây ra không ít ý kiến tranh cãi.
“Điều đó có thể khiến cho bạo lực có vẻ như là hành vi chấp nhận được, nghĩa là nếu một ai đó giống như gián hay vi khuẩn, thì có thể loại bỏ họ”, Benesch, giảng viên của Trung tâm Internet và Xã hội Berkman tại Đại học Harvard, nhận xét về cách lý giải liên quan đến “ngôn ngữ phi nhân đạo” được Twitter trích dẫn.
Theo CNN, trước khi điều chỉnh lại các quy tắc, điều đầu tiên Twitter muốn làm là thu thập phản hồi từ công chúng. Công ty sẽ thực hiện một cuộc khảo sát cho đến ngày 9.10.2018 để các cá nhân cân nhắc về những chính sách được đề xuất. Ngoài ra, nhóm chính sách của Twitter cũng đang phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cho bước thay đổi liên quan đến nội dung lăng mạ trên nền tảng của công ty. Twitter từ lâu đã bị chỉ trích vì tự xóa nội dung lăng mạ. Hãng này đã phải vật lộn tìm cách kiểm duyệt minh bạch nội dung trên nền tảng của mình mà không vi phạm tự do ngôn luận. Tháng 7.2018, Twitter đã phải thuê các chuyên gia để nghiên cứu về vấn đề “diễn ngôn”.
“Chúng tôi đang thực hiện nhiều hành động hơn chúng tôi từng làm trong quá khứ. Nhưng phần lớn những việc này là vô hình trước mắt người dùng, ít nhất là trong ngắn hạn”, Jack Dorsey, nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành Twitter, nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN hồi tháng 8.2018.
Bình luận (0)