Theo Bộ Y tế, đến đầu tháng 6 này, số lượng vắc xin đã có quyết định phân bổ hiện tồn tại các tuyến nhiều (khoảng 8,8 triệu liều tại khu vực và 2,7 triệu liều tại tỉnh), cùng với số vắc xin dự trữ tại tuyến quốc gia có nguy cơ cao dư thừa và hết hạn phải hủy bỏ, nếu các địa phương không đẩy mạnh tiếp nhận vắc xin và triển khai tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, nguy cơ cao dư thừa và hết hạn phải hủy bỏ vắc xin Covid-19 nếu các địa phương không đẩy mạnh tiếp nhận vắc xin và triển khai tiêm chủng |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Trước nguy cơ “ế” vắc xin do một số địa phương không tiếp nhận, “đùn đẩy” đề nghị điều chuyển vắc xin cho nơi khác, một số bạn đọc TNO phản ứng và nêu giải pháp.
Trong đó, bạn đọc Hai Nguyen van cho rằng: “Phải tìm hiểu nguyên ngân tại sao như vậy? Do chủ quan vì dịch đã giảm nhiều hay vì lý do nào khác? Do cán bộ y tế hết "mặn mà" hay vì người dân không muốn tiêm?”.
Còn bạn đọc THUY PHAM nêu ý kiến: “Theo tôi, số vắc xin này ta chuyển về một số địa phương tỉ lệ tiêm chưa đạt tránh lãng phí”.
Đáng lưu ý, trước thực tế vắc xin tồn kho thì có phản ánh về việc chưa được tiêm vắc xin mũi 4, như ý kiến của bạn đọc bo6673077: “Dư vắc xin vậy sao ở quê tôi nè như tôi muốn tìm mũi bốn mà không ai kêu”.
Thậm chí, bạn đọc có tài khoản Lê Thị Thanh cho hay: “Con tôi học lớp 3 ở Thủ Đức chưa được tiêm vắc xin mũi 1”.
Còn bạn đọc có tài khoản Nam xu bày tỏ ý kiến đến cơ quan thẩm quyền: “Tiếp tục rà soát đối tượng, tăng cường truyền thông, giao chỉ tiêu tiêm chủng cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, từng xã, phường, thị trấn và thực hiện các biện pháp khác để đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, tổ chức tiêm mũi 4 cho đối tượng cần tiêm chủng. Xin hỏi biện pháp khác là biện pháp gì? Đừng ép buộc nhé”.
Cả nước tồn kho hơn 10 triệu liều vắc xin Covid-19 |
Tỷ lệ bao phủ chưa đủ bền vững
Theo Bộ Y tế, cả nước đã triển khai tiêm được trên 223 triệu liều vắc xin Covid-19, cơ bản hoàn thành việc tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, đến hết tháng 5, tỷ lệ tiêm mũi 3 (liều nhắc lại lần 1) cho người từ 18 tuổi trở lên mới đạt khoảng 62%; tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mới đạt 34,4% và 3,5%.
Lãnh đạo Bộ Y tế lo ngại nếu tình hình tiêm chủng không cải thiện sẽ không thể hoàn thành mục tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là “Hoàn thành tiêm vắc xin mũi 3 cho người cần tiêm trong quý 2.2022”; và “Hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2.2022 cho các đối tượng cần tiêm, để các cháu đến trường an toàn trong các tháng học hè và bắt đầu năm học mới an toàn vào tháng 9.2022”.
Hiện, các ca mắc Covid-19 và tử vong do Covid-19 giảm mạnh nhờ việc bao phủ vắc xin, và miễn dịch tự nhiên do từng mắc bệnh. Nhưng, miễn dịch không bền vững, sẽ giảm dần theo thời gian.
Virus SARS-CoV-2 biến đổi, tiến hóa khó lường, chưa thể loại trừ nguy cơ dịch bùng trở lại khi miễn dịch trong cộng đồng giảm thấp. Vì vậy, việc tiêm mũi 3, 4 vắc xin Covid-19 là cần thiết, để củng cố miễn dịch.
Chuyên gia về y tế dự phòng, Bộ Y tế
Bình luận (0)