U.23 Việt Nam hồi sinh vũ khí đáng sợ nhất

20/05/2022 15:59 GMT+7

Pha lập công của Tiến Linh vào lưới U.23 Malaysia là tình huống thứ ba liên tiếp U.23 Việt Nam tìm được mành lưới đối thủ nhờ một pha bóng bổng.

Chiến thắng 1-0 của U.23 Việt Nam trước U.23 Malaysia để lại nhiều "vết gợn". Trước đối thủ gặp bất lợi về thể lực (nghỉ ít hơn 1 ngày), lại không có cầu thủ quá tuổi nào trong đội hình, nhưng các học trò của HLV Park Hang-seo đã chơi chật vật.

Ngày sinh nhật Bác và lời nói trân trọng của HLV Park khi U.23 Việt Nam thắng Malaysia

Bàn thắng của Tiến Linh là khoảnh khắc lóe sáng hiếm hoi mà U.23 Việt Nam thực sự chinh phục được hàng phòng ngự đối thủ, trong tổng thể trận đấu toàn đội thi đấu bế tắc.

Tiến Linh ghi bàn thắng bằng vàng cho U.23 Việt Nam

ĐỘC LẬP

Tuy nhiên, cú đá phạt chuẩn xác của Hùng Dũng cho Tiến Linh ghi bàn đã gợi nhớ lại vũ khí nguy hiểm nhất U.23 Việt Nam có được ở SEA Games 30, đó là bóng bổng và tình huống cố định.

Tiến Linh: Lời khẳng định của tiền đạo số 1 Việt Nam

Ở giải đấu trên đất Philippines 3 năm trước, U.22 Việt Nam có tới 11 bàn được ghi theo cách này. Mỗi khi đội gặp bế tắc, những quả đá phạt góc, phạt gián tiếp hay tạt bóng lại giúp Hoàng Đức cùng đồng đội giải quyết vấn đề, đơn cử như các trận gặp U.22 Indonesia (vòng bảng và chung kết), U.22 Thái Lan hay U.22 Singapore.

Tiến Linh nói gì sau khi giúp U.23 Việt Nam lọt vào chung kết SEA Games 31?

U.23 Việt Nam đã lãng phí vũ khí bóng bổng trong suốt 3 trận đầu tiên, dù được hưởng nhiều tình huống đá phạt. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan bàn thắng từ những pha không chiến của đội. Thứ nhất, đối thủ đã nghiên cứu kỹ những pha sắp xếp nhân sự của học trò thầy Park. Những trung vệ có thể hình tốt như Việt Anh, Thanh Bình bị kèm chặt. Trung phong Tiến Linh cũng thường xuyên bị đeo bám, dẫn đến khó chạm đầu vào bóng để dứt điểm.

U.23 Việt Nam cần nhiều hơn ở những pha treo bổng.

ĐỘC LẬP

Thứ hai, U.23 Việt Nam cũng thiếu những bài tấn công cố định độc đáo, xuất phát từ cả người tạt lẫn người dứt điểm. Những quả tạt bổng của đội thường không có điểm rơi, hoặc quá mạnh, hoặc quá non so với tầm băng vào của đồng đội.

Dù vậy, U.23 Việt Nam đang lấy lại cảm hứng từ các tình huống không chiến. Ở trận gặp U.23 Timor Leste, quả tạt bằng chân trái của Văn Xuân tạo cơ hội cho Văn Tùng ghi bàn đầu tiên ở SEA Games, sau đó đến lượt Thanh Minh đánh đầu cắt mặt ghi bàn từ phạt góc.

Góc máy không có trên tivi: Bàn thắng tuyệt vời của Tiến Linh và phản ứng bất ngờ từ HLV Park

Tối qua (19.5), quả phạt chính xác của Hùng Dũng cho Tiến Linh lập công cũng là bài phối hợp sắc nét. Tiền vệ sinh năm 1993 đã treo quả bóng có điểm rơi, còn Tiến Linh lùi một nhịp quan sát rồi bật lên đánh đầu hiểm hóc.

Việc tận dụng tốt những pha bóng cố định mang lại rất nhiều lợi thế cho U.23 Việt Nam, trong bối cảnh đội đang thiếu những pha phối hợp đập nhả có nét. Yếu tố này thuộc về năng lực và tư duy chơi bóng của cá nhân các cầu thủ, không thể cải thiện trong thời gian ngắn.

Hùng Dũng rất giỏi trong các pha không chiến.

ĐỘC LẬP

Ở giải đấu với mật độ dày như SEA Games, thầy Park đang ưu tiên "liệu cơm gắp mắm", tức tận dụng tối đa nguồn lực trong tay. Vũ khí bóng bổng, vốn đòi hỏi ít nhuần nhuyễn và tinh tế hơn bóng sệt, là con đường ngắn và hiệu quả nhất để tìm đến cầu môn đối thủ. U.23 Việt Nam đã chinh phục SEA Games 30 bằng những miếng đánh từ trên cao như vậy.

Nên nhớ, đối thủ U.23 Thái Lan của thầy trò Park Hang-seo đang gặp vấn đề với những pha bóng cố định. Ở trận gặp U.23 Indonesia tại bán kết, cầu môn của Kawin Thamsatchanan đã nhiều lần bị đe dọa bởi những quả phạt của Marc Anthony Klok, với ít nhất 3 lần Kawin phải trổ tại trong hiệp 2.

Khi thầy Park cùng học trò đánh thức vũ khí này, U.23 Việt Nam sẽ có thêm phương án để "đả thương" U.23 Thái Lan ở chung kết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.