Các hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ gần đây đang được Ukraine sử dụng hiệu quả chống lại các mục tiêu của Nga. Hệ thống rốc két đa nòng này có tính cơ động cao, có thể nhanh chóng di chuyển đến vị trí ẩn nấp sau khi phóng rốc két nên tránh được nguy cơ bị bắn trả. Do đó, Nga được cho là muốn tìm kiếm và tiêu diệt các hệ thống này bằng UAV cảm tử.
Binh sĩ Nga trong một cuộc tập trận với UAV |
Bộ Quốc phòng Nga |
Tạp chí Forbes dẫn lời chuyên gia về UAV Nga Samuel Bendett tại Trung tâm phân tích hải quân và là cố vấn tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, nói rằng tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về mục tiêu phá hủy các hệ thống pháo và rốc két tầm xa của Ukraine gợi ý “Nga cần hoặc sẽ sớm triển khai vũ khí tìm diệt”.
Trong vài tháng đầu của xung đột, các vũ khí tìm diệt của Nga chỉ thực hiện một vài cuộc tấn công nhưng giờ đang được sử dụng hàng ngày. Loại vũ khí này còn gọi là UAV cảm tử, có khả năng tìm kiếm và tấn công các mục tiêu di động như HIMARS. UAV cảm tử được điều khiển để bay trên không để tìm mục tiêu rồi mới tấn công, không cần xác định trước vị trí mục tiêu rồi mới phóng như tên lửa.
Nga dùng UAV tự sát nào để tìm diệt tổ hợp HIMARS của Ukraine? |
Theo Forbes, loại UAV cảm tử phổ biến của Nga là KUB, có hình tam giác và sử dụng động cơ điện, được phóng lên bằng bộ phóng. KUB được Zala, công ty con của hãng Kalashnikov, sản xuất. UAV này có thể thực hiện nhiệm vụ do thám và tấn công, có thể mang theo các camera hoặc đầu đạn nặng 3 kg.
Lực lượng Nga đã công bố nhiều video về các đợt tấn công của UAV KUB được quay từ UAV khác. Trong đó, có lần chiếc KUB lao vào mục tiêu với vận tốc tối đa 128 km/giờ và phát nổ. Do đầu đạn nhỏ nên các cuộc tấn công thường không gây ấn tượng, trừ khi nó gây ra vụ nổ kho nhiên liệu hoặc kho đạn tại mục tiêu sau đó.
Ngày 15.7, Ukraine công bố hình ảnh cho thấy Nga đã đưa loại UAV mới tên là Lancet-3 vào tham chiến. Chiếc UAV này cũng được Zala sản xuất và có khối lượng đầu đạn tương đương nhưng với thiết kế hiện đại hơn.
UAV Lancet-3 |
Zala |
Trong bản tin ngày 22.7, TASS dẫn nguồn tin tiết lộ phiên bản nâng cấp của Lancet-3 đang được sử dụng tại Ukraine với đầu đạn 5 kg và có thể bay liên tục trong 1 giờ, nhiều hơn 20 phút so với phiên bản gốc. Ngoài khả năng tấn công mục tiêu theo chế độ điều khiển từ xa hoặc sử dụng tọa độ GPS, Lancet cũng có chế độ tự hành giúp nó bay đến một khu vực và dùng camera để tìm mục tiêu mà không cần người điều khiển.
Việc này giúp Lancet trở thành công cụ lý tưởng để tìm diệt các hệ thống HIMARS. Sau khi phát hiện HIMARS khai hỏa thông qua radar, UAV sẽ được triển khai đến khu vực để tìm kiếm và tấn công dễ dàng khi HIMARS là hệ thống sử dụng xe bánh lốp nên thường chỉ có thể chạy trên đường bộ, khác với các hệ thống rốc két bánh xích.
UAV Lastochka-M |
Ảnh chụp màn hình Forbes |
Theo chuyên gia Bendett, Nga nhiều khả năng không có đủ UAV cảm tử để tạo ra sức ảnh hưởng thực sự trên chiến trường.
Do đó, để bổ khuyết, Nga đang triển khai UAV Lastochka-M, được trang bị 2 quả bom với kích thước như quả lựu đạn nhưng đủ để phá hủy xe tải không được bọc thép HIMARS. Loại UAV này có thời gian bay lâu, hữu dụng trong việc tìm mục tiêu. Tuy nhiên, tương tự Lancet, Nga được cho là không có nhiều Lastochka-M để triển khai, theo ông Bendett.
Iran có thể đã giới thiệu những mẫu UAV tấn công nào cho Nga? |
Bình luận (0)