Tự động phát
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã thẳng thừng từ chối bởi vì cho rằng những máy bay này sẽ rất dễ bị phòng không Nga bắn hạ.
Thông tin trên được ông Reznikov thuật lại với tờ The Washington Post hôm 24.12, trong lúc bình luận về quy mô và phạm vi viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine trong khoảng thời gian vừa qua.
Lập trường chính phủ Mỹ đã thay đổi đáng kể khi chấp nhận chuyển giao tổ hợp phòng không Patriot cho Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ vẫn kiên quyết không gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine.
Ông Reznikov nói với tờ The Washington Post rằng lý do Ukraine muốn có máy bay A-10 là vì “nó có thể mang những quả bom hạng nặng... để chống lại các xe tăng Nga”.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận Bộ trưởng Austin "hợp lý" khi có ý kiến rằng loại máy bay này sẽ là mục tiêu cho phòng không Nga.
Quân đội Mỹ sau đó cũng hỗ trợ Ukraine tích hợp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 (HARM) lên máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker.
Điều này đã giúp không quân Ukraine nâng cao năng lực đối đầu với hệ thống phòng không của Nga.
Mới đây, Lầu Năm Góc cũng thông báo sẽ chuyển giao cho Ukraine loại "Đạn Tấn công Trực tiếp Kết hợp" (tức JDAM), bao gồm một thiết bị có thể biến một quả bom rẻ tiền, không có dẫn đường thành vũ khí được dẫn đường bằng GPS với độ chính xác cao.
Không rõ Bộ trưởng Reznikov hoặc các quan chức Ukraine khác từ sau tháng 3 có nhắc lại yêu cầu cung cấp máy bay A-10 hay không.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine cuối cùng sẽ dẫn đến việc lực lượng không quân của nước này sẽ chuyển sang dùng các loại máy bay phương Tây hiện đại hơn.
Bình luận (0)