Ứng dụng này “quét” được hình ảnh nền móng tay và cho thấy được nồng độ hemoglobin (huyết sắc tố) trong máu.
tin liên quan
5 căn bệnh tiềm ẩn khiến cơ thể hay mệt mỏiBệnh thiếu máu do nhiều nguyên nhân môi trường và gien gây ra. Những xét nghiệm máu thường quy thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện để quyết định có cần thiết cho truyền máu hay không, theo Daily Mail.
Bệnh này xảy ra khá phổ biến và khoảng 3 triệu người ở Mỹ mắc mỗi năm. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh thiếu sắt - một thành phần quan trọng để sản xuất ra hồng cầu, có vai trò như “hệ thống truyền ô xy đến các tế bào của cơ thể”.
Trong thời kỳ kinh nguyệt hay mang thai, nhiều người thường bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Nếu người bệnh chỉ bị thiếu máu tạm thời trong giai đoạn này thì khá dễ dàng để phát hiện, chẩn đoán và điều trị.Hầu hết người bệnh trở nên xanh xao, yếu ớt, mệt mỏi và khó thở. Thỉnh thoảng, lưỡi của họ cũng biến đổi và sưng phồng lên. Những vấn đề này có thể được điều trị bằng cách bổ sung sắt. Nhưng nếu tình trạng thiếu sắt kéo dài dai dẳng thì người bệnh đó cần phải truyền máu hoặc phẫu thuật, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, đối với một vài người, tình trạng này có thể trở nên mạn tính và đe dọa đến tính mạng. Đó là trường hợp của Rob Mannino, nghiên cứu sinh tiến sĩ y sinh học tại Đại học Emory.
Anh bị một rối loạn gien gọi là bệnh thalassemia. Khi hai tuổi, anh đã được phát hiện bị bệnh này. Từ đó, anh đã phải thường xuyên xét nghiệm máu và truyền máu khi cần thiết.
Đó là lí do anh tạo nên ứng dụng điện thoại này để giúp bản thân không cần phải xét nghiệm máu mà cũng có thể biết được khi nào anh cần truyền máu. Anh chính là người đầu tiên thử nghiệm ứng dụng này. Anh tự chụp móng tay và “quét” qua ứng dụng này để phân tích màu nền móng tay, thường có thể cho chúng ta thấy được khả năng đo lượng hồng cầu.
Sau đó, anh và tiến sĩ Wilbur Lam cùng với các đồng nghiệp khác của trường đại học thử nghiệm trên 337 người khác để xem kết quả có chính xác không.
Theo Mannino, ứng dụng sẽ hỗ trợ cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh thiếu máu một cách chính xác hơn và biết được khi nào cần điều trị.
Tiến sĩ Lam nói với Daily Mail, đặc biệt ứng dụng có thể sử dụng cho những phụ nữ mang thai hay đang có kinh nguyệt.
Bình luận (0)