Uống nhiều rượu khi còn trẻ sẽ khiến xương bị yếu suốt cả đời

Ngọc Quý
Ngọc Quý
16/06/2018 00:07 GMT+7

Uống rượu khi còn trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của phụ nữ. Các nhà khoa học phát hiện những cô gái uống nhiều rượu sẽ có mật độ xương thấp hơn người bình thường và tình trạng này sẽ kéo dài cả đời.

Nghiên cứu thực hiện trên 87 nữ sinh đại học ở Mỹ. Tất cả đều uống rượu khoảng 2 lần mỗi tháng. Nhóm nghiên cứu phát hiện mật độ xương ở xương sống của họ thấp hơn bình thường, theo Daily Mail.
Giài thích hiện tượng này, các nhà nghiên cứu cho rằng rất có thể mật độ xương của họ đã không thể phát triển đến mức tối đa vào năm 25 tuổi. Ngoài ra, một số xương trong cơ thể của các cô gái uống rượu cũng sẽ không thể phát triển hoàn thiện.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Loyola Marymount ở Los Angeles, California (Mỹ) thực hiện. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên trên thế giời cho thấy uống rượu không chỉ ảnh hưởng trong chốc lát với phụ nữ mà còn gây hệ quả về sau, kéo dài suốt cuộc đời học, theo Daily Mail.
Khi tham gia nghiên cứu, các nữ sinh này tuổi đều từ 18 đến 20. Vào độ tuổi ấy, mật độ xương vẫn đang tăng lên. Mật độ xương cao sẽ giúp xương chắc khỏe hơn. Phụ nữ thường đạt mật độ xương cao nhất là trong độ tuổi từ 20 đến 25, giáo sư Joseph LaBrie, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.
“Chúng tôi biết rằng khi về già, những phụ nữ uống rượu nhiều khi còn trẻ sẽ có khả năng cao hơn bị loãng xương và gãy xương”, giáo sư LaBrie nói thêm.
Tuy nhiên, hiện nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cơ chế sinh học giải thích vì sao uống rượu lại khiến ảnh hưởng đến sự phát triển xương của phụ nữ.
Một số nghiên cứu ý học trước đây cho thấy rượu bia có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Khi uống quá nhiều rượu bia, cơ thể sẽ không thể hấp thụ đủ canxi trong thực phẩm.
Ngoài ra, rượu bia cũng gây cản trở hoạt động của một số loại hoóc môn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của xương, theo Daily Mail.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.