Trà là một loại nước giải khát phổ biến thứ 2 thế giới, sau nước. Mặc dù trà bắt đầu hành trình đến với con người như một loại thức uống thuốc, nhưng theo thời gian, nó trở nên phổ biến đến nỗi mọi người có thể tìm thấy trong mỗi gia đình ngày nay, theo boldsky.
Trà thường được dùng bằng cách pha trà lá với nước sôi. Hương vị hoa, thảo dược và gia vị có thể được thêm vào thức uống ủ tươi này, tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Để tăng hương vị, đường và sữa cũng được thêm vào loại nước uống này.
tin liên quan
Lợi ích tuyệt vời của lá ổiLá ổi chứa các hợp chất dược liệu nên có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa một số bệnh.
Trà nghệ - gừng là một trong những loại trà phổ biến. Trà này có thể được pha tại nhà rất dễ dàng. Các thành phần là gừng tươi, nghệ tươi, chanh, mật ong và tiêu đen. Hầu hết được sử dụng rộng rãi để quản lý bệnh tiểu đường, bệnh da... Nó cũng có tính kháng khuẩn và chống viêm. Nó cải thiện sức khỏe của não và thúc đẩy việc giảm cân. Trà này rất mạnh, vì vậy uống một ly này mỗi ngày là đủ để tận dụng các lợi ích sức khỏe nói trên. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe, nếu không muốn nói là có rất nhiều tác dụng phụ.
Vấn đề về đường tiêu hóa
Tiêu chảy và buồn nôn là hai trong số các triệu chứng phổ biến liên quan đến việc bổ sung nghệ. Cucurmin, một hợp chất có trong nghệ, thường gây ra rối loạn dạ dày-ruột. Một cơn đau dạ dày, đầy bụng và khó chịu ở bụng là một vài tác dụng phụ của việc ăn gừng quá mức. 1 cốc trà nghệ - gừng mỗi ngày là đủ để đạt được lợi ích sức khỏe của loại thức uống này. Vì vậy, hạn chế uống quá 1 ly loại trà này mỗi ngày.
tin liên quan
Bạn không thích uống trà xanh, hãy suy nghĩ lại!Lợi ích sức khỏe của trà xanh là vô hạn, nhưng hương vị có thể
khiến nhiều người không thích.
Phản ứng với thuốc
Tính chất điều hòa glucose và hạ huyết áp của trà gừng giúp giảm lượng đường huyết. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm lượng đường huyết hoặc huyết áp xuống mức nguy hiểm nếu uống quá mức. Gừng có salicylate, chất hóa học có khả năng làm mỏng thành mạch máu. Vì vậy, những bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu, hoặc thuốc insulin hoặc những người đang điều trị tiểu cầu phải kiểm tra lượng trà với bác sĩ trước khi dùng.
Củ nghệ đóng vai trò quan trọng trong chức năng gan và túi mật. Nó có thể tương tác với túi mật và thuốc men gan và có thể làm nặng thêm tình trạng sức khoẻ. Do đó, đề phòng dùng quá mức, theo boldsky.
Phản ứng dị ứng
Các triệu chứng dị ứng với gừng và nghệ bao gồm kích ứng da, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, sưng tấy, môi hoặc môi họng, và các phản ứng dị ứng phổ biến khác. Curcumin được tìm thấy trong nghệ là một chất gây dị ứng, có thể gây ra viêm da tiếp xúc và nổi mày đay do tiếp xúc.
tin liên quan
Tự điều trị giảm đau họng tại nhàĐau họng không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Trước khi tới mức phải dùng thuốc, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng những nguyên liệu dễ tìm thấy như sau:
Hậu quả trên phụ nữ mang thai
Cả hai nghệ và gừng đều "an toàn" trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, cả hai thành phần này đều chứa liều cao và khó tính được số lượng, nên cần tránh. Các nghiên cứu cho thấy nghệ giúp kích thích tử cung, dẫn đến chảy máu, trong khi gừng có thể có tác động tiêu cực đến các hoóc môn giới tính thai nhi. Cũng nên tránh uống trà gừng trong khi cho con bú sữa mẹ.
Sỏi thận
Các chất oxalat có trong chất củ nghệ có thể liên kết với canxi để tạo thành canxi canalat không tan, dạng muối của canxi thường thấy trong sỏi thận. Ngoài ra, việc uống trà này thường xuyên có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, điều này lại gây ra các vấn đề về thận, theo boldsky.
tin liên quan
Ăn uống thế nào để tăng cường sức khỏe não bộ khi về già?Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ não bộ bằng chế độ ăn lành mạnh hằng ngày, ngay khi còn trẻ.
Bình luận (0)