Vắc xin 5 trong 1: truyền thông ơi, hãy bình tĩnh!

31/12/2015 08:27 GMT+7

Tại sao người ta lại chích một thuốc có khả năng gây chết người? Câu trả lời là: vì lợi ích của nó vượt xa tác dụng có hại của nó!

Tại sao người ta lại chích một thuốc có khả năng gây chết người? Câu trả lời là: vì lợi ích của nó vượt xa tác dụng có hại của nó! 

Không được tiêm chủng đủ liều, trẻ em sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe - Ảnh: Lương NgọcKhông được tiêm chủng đủ liều, trẻ em sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe - Ảnh: Lương Ngọc
Nhiều ngày nay, báo chí sôi sục trước thông tin thiếu vắc xin dịch vụ cho trẻ em. Đến khi thuốc chính thức có mặt lại ở thị trường Việt Nam thì báo chí càng sôi sục hơn khi những bức hình hàng trăm ông bố, bà mẹ ôm con thơ chờ trong đêm lạnh giá để tìm cho con mình một suất chích ngừa được đăng tải. Nhìn những cảnh đó không ai không xót xa. Những câu hỏi chất vấn bất bình  được đưa ra “Vì đâu nên nổi?”, “Vì sao bộ Y Tế không dự trù đủ lượng vắc xin dịch vụ?”, “Tại sao lại tiêm vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng (tiêm chủng mở rộng) mà không phải là một vắc xin khác?” và còn rất nhiều câu hỏi đầy bức xúc khác.
Tôi xin mạn phép lý giải để tìm câu trả lời với hy vọng lần ra được đầu mối của một mớ bòng bong.
Sao Bộ Y tế  không lo đủ vắc xin dịch vụ cho trẻ em?
Điều chắc chắn Bộ Y tế phải có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ lượng vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng được miễn phí cho con em chúng ta. Nếu thiếu những thuốc này là điều không thể chấp nhận được.
Rõ ràng hiện nay, Việt Nam không hề thiếu vắc xin 5 trong 1 miễn phí. Vậy không thể nói Bộ Y tế không lo đủ vắc xin cho trẻ em Việt Nam.
Hiện Việt Nam không hề thiếu vắc xin 5 trong 1 miễn phí - Ảnh: Lương Ngọc
Nhưng với vắc xin dịch vụ thì thế nào?
Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra và cấp phép cho vắc xin nhập vào Việt Nam, nhưng Bộ chắc chắn sẽ không phải là người điều tiết thị trường cung cầu được. Rõ ràng nhà nước không có trách nhiệm phải xuất tiền mua vắc xin dịch vụ khi đã có vắc xin miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Còn doanh nghiệp sẽ nhập thuốc dựa trên ước tính nhu cầu và khả năng lời lỗ. Nếu tính toán không đúng, nhập về quá mức nhu cầu thì ai chịu lỗ? Trong khi  đó, Bộ Y tế còn khống chế giá bán khiến doanh nghiệp không thể tăng giá để bù lượng thuốc bỏ đi nếu thuốc không được tiêu thụ hết. Ngoài ra, việc này còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp thuốc của nhà sản xuất nữa.
Tại sao không sử dụng vắc xin của các hãng dược khác làm vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng?
Mỗi năm, Việt Nam sử dụng khoảng 1 triệu liều vắc xin 5 trong 1 cho tiêm chủng mở rộng. Nếu  nhân lên cho 500.000 ngàn đồng/liều thì số tiền sẽ là 500 tỉ đồng/năm. Không biết số tiền này với chúng ta là nhỏ hay lớn? Hiện nay vắc xin Quinvaxem đang được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tài trợ. Vậy chúng ta có cần bỏ 500 tỉ đồng/năm để mua vắc xin này cho trẻ em Việt Nam hay không?
Có phải vì nghèo mà chúng ta chịu sử dụng vắc xin kém chất lượng cho con em mình? 
Việc vắc xin Quinvaxem có chất lượng thế nào, mời các bạn đọc bài  báo Ác nhơn với Quinvaxem (1)Thân phận vắc xin trên truyền thông (2) để hiểu người ta đã thông tin và đồn thổi Quinvaxem nói riêng và các loại vắc xin nói chung như thế nào. 
WHO khẳng định không có vấn đề về chất lượng của Quinvaxem, nhưng xem ra chẳng ăn thua. Bộ Y tế nói mà mọi người không tin thì cũng có thể hiểu, nhưng đến WHO nói cũng chẳng buồn tin thì cũng không biết nói sao nữa.
Một bác sĩ trong một bài viết đã than: “Có vẻ như người Việt Nam không còn tin vào ai nữa. Bộ Y tế, WHO… không, dứt khoát không tin”. Vậy họ tin ai? Họ tin một thông tin đăng trên Facebook chẳng biết nguồn gốc từ đâu, tin vào một lời đồn trên mạng.(3)  Có vẻ một bài báo với thông tin vắc xin có vấn đề khiến người ta dễ đọc, dễ tin và dễ kháo nhau hơn là một thông tin với vắc xin an toàn.
Thật là xót lòng khi hàng trăm, hàng ngàn trẻ em phải theo ba mẹ xếp hàng trong đêm đông giá lạnh để chích một mũi vắc xin phải trả tiền - Ảnh: Vũ Phượng
Báo VNExpress từng đưa tin WHO cảnh báo dịch bệnh đã quay trở lại ở một số nước sử dụng vắc xin vô bào (có trong vắc xin dịch vụ Pentaxim) do hiệu quả bảo vệ yếu hơn vắc xin toàn tế bào (có trong vắc xin Quinvaxem) và khuyến cáo các nước không nên thay toàn bộ vắc xin toàn tế bào thành vắc xin vô bào.(4)  Tin này chắc cũng chẳng mấy ai chú ý. Không biết với thông tin này có đủ để trả lời cho câu hỏi có nên thay toàn bộ vắc xin Quinvaxem bằng loại vắc xin dịch vụ đang dùng hay không?
Tại sao thông tin về tai biến hay tử vong sau tiêm Quinvaxem được nghe nhiều hơn so với vắc xin tiêm dịch vụ?  
Đơn giản là số tai biến sẽ dựa vào tỉ lệ. Giả dụ với tỉ lệ tử vong là 4 ca/1 triệu liều như nhau cho cả 2 vắc xin thì với Quinvaxem được sử dụng khoảng 1 triệu liều mỗi năm thì sẽ có 4 ca tử vong/năm. Còn với thuốc dịch vụ, số ca tiêm chỉ với 50 ngàn liều/năm thì số ca  tử vong sẽ chỉ  là 1/2 ca/năm (chưa đến 1 trường hợp). Do đó, với một tỉ lệ biến chứng như nhau, số lượng người chích bên nào nhiều hơn thì sẽ có khả năng gặp số ca tử vong hay biến chứng nhiều hơn.
Tại sao người ta lại mất niềm tin đến như vậy?
Một trẻ chết sau tiêm vắc xin được thông tin một cách nhanh chóng trên hầu hết các báo. Người dân rất nhạy với những tin tức thế này vì nó liên quan trực tiép đến tính mạng của con em họ. Khi WHO nói rằng tỉ lệ tai biến tử vong trên thế giới có liên quan đến vắc xin là 1-20 ca/1 triệu liều và tỉ lệ này ở Việt Nam hiện nay là 4,5 ca/1 triệu liều, không hơn tỉ lệ tử vong trên thế giới thì cũng không làm an lòng các bậc phụ huynh.(5) Có một bạn đọc đã chất vấn: “1 ca/1 triệu liều còn không thể chấp nhận chứ 4,5 ca/1 triệu liều. Sao lại coi mạng người như cỏ rác?”. Vâng, một mạng người là đáng quý và không có gì đánh đổi được. Không ai muốn con mình rơi vào hoàn cảnh đó. Nhưng không có bất cứ thuốc nào là an toàn tuyệt đối. Không có hãng dược nào dám khẳng định thuốc mình có tỉ lệ sốc phản vệ là 0%. 
Vậy tại sao người ta lại chích một thuốc có khả năng gây chết người? Vì lợi ích của nó vượt xa tác dụng có hại của nó. Một con số 4,5 trẻ em tử vong là không thể chấp nhận được, nhưng nếu so với con số hàng trăm trẻ em chết nếu dịch bệnh xảy ra thì cái nào đau lòng hơn, cái nào không thể chấp nhận hơn? 
Vậy tại sao người ta lại chích một thuốc có khả năng gây chết người? Vì lợi ích của nó vượt xa tác dụng có hại của nó. Một con số 4,5 trẻ em tử vong là không thể chấp nhận được, nhưng nếu so với con số hàng trăm trẻ em chết nếu dịch bệnh xảy ra thì cái nào đau lòng hơn, cái nào không thể chấp nhận hơn? 
Chắc chúng ta chưa thể nào quên trận dịch sởi kinh hoàng vừa qua khi hàng trăm trẻ em tử vong. Trước thời điểm đó, các thông tin về tai biến do tiêm vắc xin được giới truyền thông đưa tin một cách tích cực làm dấy nên nỗi sợ hãi chích ngừa khiến các em bị bỏ chích hàng loạt. Dịch sởi bùng phát, cả nước hoang mang lo sợ. Dịch sởi không chỉ tấn công trẻ em mà tấn công cả người lớn, tấn công cả trẻ chưa chích ngừa lẫn trẻ đã chích ngừa. 
Một điều mà các bậc phụ huynh ít nghĩ đến là việc bỏ mũi chính ngừa không chỉ ảnh hưởng đến bản thân trẻ không được chích mà có thể ảnh hưởng đến cả những trẻ đã chích ngừa. Hiệu quả của mũi chích ngừa không khi nào đạt 100% do đó hiệu quả bảo vệ càng cao nếu tỉ lệ tiêm chủng của cộng đồng càng cao. Khi tỉ lệ tiêm chủng của cộng đồng giảm thấp, dịch bệnh sẽ bùng phát và tấn công ngay cả những trẻ đã chích ngừa nếu trẻ chưa tạo được miễn dịch đủ mạnh. Khi đó, con số 4,5 trẻ trong một năm có đáng kể so với con số hàng trăm trẻ chết chỉ trong vài tháng, hàng ngàn trẻ nhập viện, hàng ngàn gia đình phải điêu đứng, bao nhiêu nhân lực và chi phí phải dồn vào để dập tắt dịch. Có một đồng nghiệp ở khu vực phía Bắc đã nói với tôi khi dịch sởi xảy ra: “Mẹ nào chẳng biết gì, chẳng đọc báo thì cứ đều đều cho con đi chích ngừa, mẹ nào cứ đọc tí báo, lướt Facebook là cứ sợ và chẳng dám cho con đi chích, thế là con chết vì cái sự hay đọc báo và lướt phây (Facebook) của các mẹ!”
Đã có một số bài báo như Thân phận vắc xin trên truyền thông (2),  Chết chìm với thông tin “nguy cơ” (6) đã phân tích tác dụng ngược của truyền thông trong vấn đề liên quan đến sức khỏe của con người. Các nhà làm báo những tưởng mình thông tin đến cho người dân những điều hữu ích, nhưng lại không biết chính mình đã làm cho một số việc trở nên tồi tệ hơn. Từ việc người dân sợ biến chứng chính ngừa dẫn đến bỏ chích làm dịch sởi bùng phát cho đến việc người dân sợ hãi vắc xin miễn phí dẫn đến hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn trẻ em chưa được chích đủ mũi hay bỏ mũi. Đừng quên rằng lần trước chỉ là một bệnh sởi, còn lần này là 6 căn bệnh đáng sợ: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não, viêm phổi do HIb được phòng ngừa trong một mũi chích. Càng nhiều trẻ chưa được chích ngừa, nguy cơ bùng phát dịch càng lớn và ảnh hưởng lên cả những trẻ đã chích ngừa. Rõ ràng, sự hoảng loạn và hoang mang với vắc xin miễn phí chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, nơi mà thông tin báo chí được người dân đọc nhiều nhất. 
Tôi sẽ không để con tôi khổ cực chen chúc như vậy mà sẽ chọn mũi tiêm miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng - Ảnh: Vũ Phượng
Thật là xót lòng khi hàng trăm, hàng ngàn trẻ em phải theo ba mẹ xếp hàng trong đêm đông giá lạnh để chích một mũi vắc xin phải trả tiền trong khi thuốc tiêm miễn phí thì rất nhiều mà các bậc phụ huynh lại từ chối chích cho con em mình. 
Thật là xót lòng khi hàng trăm, hàng ngàn trẻ em phải theo ba mẹ xếp hàng trong đêm đông giá lạnh để chích một mũi vắc xin phải trả tiền trong khi thuốc tiêm miễn phí thì rất nhiều mà các bậc phụ huynh lại từ chối chích cho con em mình. 
Có người sẽ hỏi là nếu con bạn thì bạn sẽ tiêm vắc xin gì. Cái thời con tôi chích vắc xin thì không được may mắn có được vắc xin 5 trong 1 miễn phí. Lúc đó chỉ có chọn lựa là chọn tiêm nhiều mũi hay tiêm dịch vụ mà thôi. Tôi đã chọn mũi tiêm 5 trong 1 dịch vụ thời đó vì không muốn con mình chịu quá nhiều mũi tiêm. Nếu là bây giờ, chắc chắn tôi sẽ không để con tôi khổ cực chen chúc trong cái lạnh hay cái nắng như vậy mà sẽ chọn mũi tiêm miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Với y học không có gì tuyệt đối. Điều mà ngày hôm nay đúng thì có thể không còn đúng vào ngày mai nữa. Người ta luôn tiến đến cái tốt hơn. Chắc chắn các nhà khoa học sẽ không ngừng tìm cách cải tiến thuốc để giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong sau chích ngừa một cách thấp nhất có thể. Và chúng ta sẽ tiếp tục hy vọng vào tương lai.
Nhưng lúc này đây, truyền thông ơi, hãy bình tĩnh! Có một số điều, nhanh nhất chưa hẳn là tốt nhất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.