Vài giờ sau khi NASA bác bỏ khả năng va chạm, tiểu hành tinh lao xuống Caribê

08/09/2019 13:00 GMT+7

Một tiểu hành tinh lao về hướng Trái đất với vận tốc 14,9 km/giây, và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) buộc phải thừa nhận đã không thể phát hiện sớm mục tiêu trước thời điểm có thể va chạm.

Thiên thể được đặt tên 2019 MO có bề ngang khoảng 3 m và nổ tung vào thời điểm lao qua khí quyển Trái đất trên bầu trời Caribê vào ngày 22.7, theo trang tin Mashable hôm 7.9.
Nhà khoa học Davide Farnocchia của Trung tâm Các vật thể gần Trái đất thuộc NASA (NEO) cho biết thiên thể cỡ này sẽ bị phá hủy trong quá trình xuyên qua khí quyển của địa cầu.
Nghe qua có vẻ bình thường, nhưng sự kiện này tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về cách thức thế giới đối phó các tiểu hành tinh trong tương lai.
NASA cho hay vào thời điểm lần đầu tiên phát hiện, 2019 MO đã cách Trái đất khoảng 500.000 km, tức cách không xa quỹ đạo của mặt trăng.

Vụ nổ trên bầu trời Caribê

JPL

Các nhà khoa học chỉ có 30 phút để đưa ra các phân tích về kích thước, đường đi…Theo đó, 2019 MO ban đầu được cho là có đường kính khoảng 160m
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là NASA đã không thể xác định hướng di chuyển của nó. Trên thực tế, NASA đánh giá nguy cơ va chạm giữa 2019 MO và Trái đất là rất thấp. Thế nhưng, vài giờ sau, một quả cầu lửa xuất hiện trên bầu trời Caribê.
Thiên thể đã lao thẳng vào hành tinh chúng ta và nổ tung trong bầu khí quyển, phát tán các mảnh vụn khắp biển Caribê.
Nếu 2019 MO thật sự có kích thước như ban đầu đã nhận định là 160m, nguy cơ không chỉ dừng lại ở đó.
Ba ngày sau, một tiểu hành tinh có tên 2019 OK  đã bất ngờ lướt qua Trái đất ở khoảng cách 70.000 km với tốc độ 24 km/giây. Cũng như trường hợp 2019 MO, các nhà thiên văn học ban đầu không biết 2019 OK đang hướng về Trái đất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.