Ngắm quá khứ trong triển lãm Hoài niệm Hà Nội phố

Trinh Nguyễn
Trinh Nguyễn
06/09/2018 17:44 GMT+7

Thành cổ Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, những văn bản hành chính quản lý thành phố… Đó là quá khứ bằng hình ảnh trong triển lãm Hoài niệm Hà Nội phố .

Triển lãm Hoài niệm Hà Nội phố được diễn ra từ 6.9 - 31.12 tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 (số 18 Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Với hơn 130 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản đồ kỹ thuật, triển lãm cho thấy hình ảnh quá khứ của thành phố.
Triển lãm được chia thành 3 chủ đề. Chủ đề 1: Từ nhượng địa Pháp đến khu phố Tây. Chủ đề 2: Phố cổ Hà Nội. Chủ đề 3: Thành Hà Nội và phụ cận.
Triển lãm là hợp tác tiếp nối giữa Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Việt Nam và Đại sứ quán Pháp trong các hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ về một giai đoạn lịch sử đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp suốt gần một thế kỷ. Đây cũng là một sự kiện văn hóa nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973 - 2018).
Tại lễ khai mạc triển lãm, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), tặng bức ảnh tư liệu Ô Quan Chưởng cho ngài Bertrand Lortholary, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường, triển lãm Hoài niệm Hà Nội phố là sự kiện văn hóa có ý nghĩa, giúp công chúng tìm hiểu toàn diện hơn về lịch sử, văn hóa, đất và người Thăng Long - Hà Nội trong những năm đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
Việc tổ chức sự kiện không chỉ có ý nghĩa về phương diện phát huy các giá của trị tài liệu lưu trữ quốc gia, mà còn thể hiện mối quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước với lưu trữ các nước, các cơ quan, tổ chức quốc tế, đặc biệt là Đại sứ quán Cộng hòa Pháp.
Dưới đây là những hình ảnh Hà Nội trong quá khứ trong các tư liệu trưng bày tại triển lãm Hoài niệm Hà Nội phố:
Văn Miếu xưa Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Cửa Bắc thành Hà Nội năm 1884 Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Cuộc tấn công cổng phía Đông Nam thành Hà Nội năm 1873 Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Bài viết về thành Hà Nội trên Tạp chí Đông Dương số 100 năm 1942 của tác giả Louis Bezacier Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Bản vẽ mặt trước Dinh toàn quyền Đông Dương, nay là Phủ Chủ tịch, do kiến trúc sư - TS Charles Lichenfeder lập năm 1900 Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Bản phụng dụ năm 1873 của Viện Cơ mật về việc lệnh cho Hoàng Kế Viêm, Tôn Thất Thuyết bàn định kế hoạch, trấn an tin thần, cố kết nhân tâm, thu phục hào kiệt để sớm thu phục lại thành Hà Nội Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Nghị định số 571 ngày 2.9.1930 của quan cai trị - Đốc lý Hà Nội về việc bổ nhiệm một ủy ban lựa chọn tên của một số người Pháp hoặc người An Nam để đặt tên cho những tuyến đường của thành phố đang được đánh số Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Ga Hà Nội Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Yết thị ngày 2.5.1925 thông báo về việc mở rộng phố Hàng Đậu ra 20 thước tây từ 2 - 20.5.1925 Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Phố Hàng Ngang Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Nhà thờ lớn Hà Nội xây dựng vào các năm 1884 -1887 Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Ô Quan Chưởng Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Đoàn hộ tống một vị quan ngang qua phố ở Hà Nội Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Tòa Công sứ Pháp đầu tiên tại Hà nội, phố Hàng Gai năm 1884 Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Một góc chợ ở Hà Nội Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Phu xe ở Hà Nội Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Phố Sinh Từ Ảnh Trinh Nguyễn chụp tư liệu triển lãm
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.