Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm ẩn mình trong cánh rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, H.Điện Biên, cách trung tâm TP.Điện Biên hơn 30 km.
Tại nơi đây 70 năm trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công mang tính chất quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Về Mường Phăng thăm Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Phía bên trong lán của Đại tướng cũng rất đơn sơ và giản dị
TUẤN MINH


Từ lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một đường hầm xuyên qua lòng núi dài 69 m, thông sang lán làm việc của Tham mưu trưởng, thiếu tướng Hoàng Văn Thái
TUẤN MINH
Phía trong hầm, có 5 vị trí để đặt điện đàm liên lạc được bố trí sát bên lối đi. Ngoài ra, ở giữa đường hầm còn có một phòng họp rộng khoảng 18 m2.
TUẤN MINH
Ông Vũ Khắc Chương (đoàn cựu chiến binh xã Nam Sơn, H.Thanh Miện, Hải Dương) chia sẻ rất bất ngờ với sự thay đổi ở nơi đây so với 40 năm về trước khi lần đầu ông hành quân qua. “Tất cả đường đi, lối lại bây giờ đã được sửa chữa lại khang trang. Đặc biệt, nhất là đường hầm, bếp Hoàng Cầm, các lán trại đều được giữ lại để chúng ta hình dung lại quân và dân ta đã trải qua cuộc kháng chiến vô cùng gian lao và vất vả”, ông Chương chia sẻ.
TUẤN MINH
Bình luận