Quy định bồi thường không thỏa đáng
Cựu Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho biết trên chuyến bay transit TP.HCM - Hà Nội, ông đã bị “hỏng một vali, một kiện thất lạc sau khi nhận lại thì nát bét, đựng trong túi ni lông”. Theo lý giải của Công ty dịch vụ mặt đất sân bay VN (Viags), một kiện hành lý của ông Tuấn khi di chuyển trên băng chuyền hành lý đi quốc nội kẹt vào khúc cua băng chuyền làm móp và rách bao bì của hộp. Nhân viên phục vụ hành lý đã để riêng và bọc bao ni lông, lập biên bản ghi nhận hành lý rách vỡ.
|
Trước tết, đêm 30.1 khi đáp chuyến bay VJ1622 từ TP.HCM về Đà Nẵng, anh Nguyễn Đại Thể (Quảng Nam) nhận lại vali ký gửi thì thấy vỡ phần thân, quần áo đồ dùng rời ra, khiến anh phải bỏ vali và dùng túi ni lông đựng đồ. Nhân viên hãng hàng không cho biết quá trình bốc xếp hành lý của khách trên các chuyến bay do bên thứ ba đảm nhận, anh Thể sau đó đã được đền bù 760.000 đồng.
Theo quy định trách nhiệm bồi thường, với các chuyến bay quốc tế, mức bồi thường với hành lý thất lạc là tối đa là 20 USD/kg hành lý ký gửi và tối đa 400 USD/hành khách với hành lý xách tay (các đường bay châu Âu có mức bồi thường riêng). Với các đường bay nội địa, hành khách được bồi thường theo cân nặng hành lý, tối đa 200.000 đồng/kg.
Trong khi đó, mức bồi thường với hành lý ký gửi bị hư hỏng từng phần khá thấp. Anh N.V.H cho biết khi bay từ TP.HCM - Phú Quốc tháng 10.2018, vali của anh bị bể và gãy một bánh xe, không thể sử dụng. Sau nhiều lần trao đổi với bộ phận chăm sóc khách hàng, anh chỉ được đưa ra điều khoản đền bù 200.000 đồng, trong khi vali trên trị giá 800.000 đồng.
Cục Hàng không cam kết chấn chỉnh
Trao đổi với Thanh Niên, ông Đinh Việt Sơn, Cục phó Cục Hàng không VN, cho biết hành lý rách vỡ là không thể tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể do bị vướng vào băng chuyền, hoặc có trường hợp nhân viên bốc dỡ hành lý không nhẹ nhàng. Việc ném vỡ hành lý của hành khách thể hiện việc sự thiếu ý thức trách nhiệm của nhân viên hàng không và các đơn vị trong ngành hàng không, cần tiếp tục chấn chỉnh, xử lý nghiêm đảm bảo tính răn đe.
tin liên quan
Vì đâu hành lý máy bay bị nứt vỡ, mất cắp?“Năm 2015 khi thực trạng mất cắp hành lý, hàng hóa diễn ra phức tạp, phổ biến, gây nhiều bức xúc cho hành khách, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục thực hiện các giải pháp kiềm chế triệt để, quy định trách nhiệm người đứng đầu. Các quy định hiện nay về giám sát hành lý rất chặt chẽ, nhưng đâu đó cũng có tình trạng giám sát chưa chặt. Cục Hàng không cam kết sau những phản ánh của hành khách sẽ làm việc với các đơn vị của hàng không để chấn chỉnh lại câu chuyện hành lý”, ông Sơn khẳng định và cho rằng, hệ thống giám sát tại băng chuyền, hầm hàng đã được thực hiện triệt để 100% bằng camera theo dõi, đảm bảo không có “điểm mù”.
Chia sẻ kinh nghiệm giám sát hành lý tại các nước, ông Tô Tử Hùng, Trưởng phòng An ninh, Cục Hàng không VN, cho biết một số nơi chủ yếu giám sát bằng công nghệ nhưng đắt tiền hơn như ở Hồng Kông thực hiện công nghệ RSID tia hồng ngoại và mã số (dán tem trên hành lý ký gửi giống như mua hàng ở siêu thị), chỉ cần check mã trên hành lý sẽ kiểm tra được từng công đoạn. Tuy nhiên, công nghệ này nếu áp dụng tại VN sẽ làm tăng phụ phí tại sân bay, đẩy giá vé máy bay lên cao.
Cục Hàng không cũng khẳng định sẽ khẩn trương triển khai các giải pháp hạn chế tình trạng mất cắp tài sản trong hành lý ký gửi của hành khách qua đường hàng không, trong đó đặc biệt lưu ý đến trách nhiệm người đứng đầu tại các đơn vị trực tiếp xử lý hành lý, hàng hóa trong dây chuyền vận chuyển, gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân các cơ quan, đơn vị có liên quan khi xảy ra tình trạng mất cắp tài sản trong hành lý ký gửi của hành khách...
Bình luận