Vi khuẩn có thể di chuyển hàng ngàn dặm, bạn có biết không?

Thiên Lan
Thiên Lan
01/04/2019 13:28 GMT+7

Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng vi khuẩn có thể di chuyển hàng ngàn dặm trên toàn cầu thông qua một “cây cầu không khí” vô hình.

Các nhà khoa học cho biết vi khuẩn được tìm thấy trong các suối nước nóng trên khắp thế giới là hoàn toàn giống hệt nhau, theo Daily Mail.
Các giả định về sự di cư của vi khuẩn, trước đây được cho là xảy ra thông qua người và động vật, thực tế có thể vẫn chưa đủ, theo nghiên cứu mới.
Một nghiên cứu mới, do Konstantin Severinov, từ Viện Vi sinh vật Waksman của Mỹ, thực hiện, đã phát hiện ra rằng vi khuẩn cũng có thể đi hàng ngàn dặm qua không khí.
Nghiên cứu chỉ điều tra đối tượng vi khuẩn sống trong nước siêu nóng để loại trừ khả năng vi khuẩn được truyền qua chim hoặc người.
Các mẫu vi khuẩn được thu thập tại núi Vesuvius, suối nước nóng trên núi Etna ở Ý, suối nước nóng ở vùng El Tatio ở miền bắc Chile và vùng Termas del Flaco của miền nam Chile, và suối nước nóng ở Uzon caldera ở Kamchatka, Nga.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu một loại chữ ký sinh học, được gọi là "bộ nhớ” của vi khuẩn, cho thấy cách vi khuẩn tương tác với vi rút như thế nào.
Bằng cách nghiên cứu thứ tự của “bộ nhớ”, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi chính xác cách thức vi khuẩn tương tác với các vi rút gần đó.
Trong khi các nhà nghiên cứu dự đoán các vi khuẩn ở những khu vực địa lý khác nhau trong thử nghiệm, sẽ chứa những “bộ nhớ” khác nhau, nhưng kết quả cho thấy điều ngược lại.
Kết quả là là các chuỗi ADN được tìm thấy trong vi khuẩn ở các suối nước nóng khác nhau trên khắp thế giới hóa ra lại hoàn toàn giống hệt nhau.
Từ đó các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vi khuẩn di chuyển thông qua một "cây cầu không khí".
Chúng phải được vận chuyển bằng không khí và chuyển động này phải rất rộng nên vi khuẩn ở những nơi biệt lập, cách xa nhau hàng ngàn dặm vẫn có những đặc điểm chung.
Chim và các động vật khác đã bị loại ra khỏi tác nhân vận chuyển vi khuẩn do thực tế là nghiên cứu chỉ điều tra vi khuẩn từ nước cực nóng.
Vì vi khuẩn được nghiên cứu sống ở vùng nước rất nóng, nhiệt độ khoảng 71 độ C, ở những nơi xa xôi, nên không thể có khả năng động vật, chim hay người có thể vận chuyển chúng, Severinov nói trong một tuyên bố.
Nghiên cứu này cho thấy rằng phải có một cơ chế trên toàn hành tinh để đảm bảo sự trao đổi vi khuẩn giữa những nơi xa xôi, Konstantin Severinov, tác giả của nghiên cứu nhận định.
Theo các nhà khoa học, những phát hiện của nghiên cứu có thể thay đổi cách chúng ta hiểu về sự lây lan của bệnh và vi khuẩn, tác động đến các nghiên cứu dịch tễ học quan trọng như những nghiên cứu liên quan đến vi khuẩn kháng kháng sinh.
Các tác giả của nghiên cứu cũng đang kêu gọi các nghiên cứu bổ sung để kiểm tra lý thuyết “cầu không khí”, bằng cách lấy mẫu vi khuẩn ở các phần khác nhau của khí quyển bằng máy bay không người lái hoặc bằng khinh khí cầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.