Nhưng nếu bạn có bàng quang hoạt động quá mức, các cơ co bóp hoặc bóp trước khi nó được làm đầy, có nghĩa là bạn cần phải đi vệ sinh gấp.
Tiến sĩ Marilyn Glenville (marilynglenville.com) cho biết hiện chưa hoàn toàn hiểu tại sao điều này lại xảy ra, nhưng tập cho bàng quang có thể giúp bạn kéo dài thời gian viếng nhà vệ sinh.
Bắt đầu bằng cách cho phép mỗi giờ đi nhà vệ sinh trong một tuần, sau đó trong tuần tiếp theo kéo dài thời gian hơn nửa giờ. Tiếp tục cho đến khi bạn có thể giữ nước tiểu trong ba giờ.
Điều này giúp cho bàng quang giữ nước tiểu nhiều hơn và trở nên ít nhạy cảm khi đầy. Đừng áp dụng cách uống ít nước để ngăn vấn đề.
Tuy nhiên, nếu bạn đã tập cách để giữ nước tiểu mà vẫn không khả quan thì có thể bạn đang gặp các vấn đề sau, theo Mirror.
Tiểu đường loại 2
Triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là khát nước và đi tiểu nhiều hơn. Giáo sư Merlin Thomas, tác giả của cuốn sách Hiểu biết về Tiểu đường loại 2, nói: "Ít nhất 3/4 số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ gặp vấn đề bàng quang ở một mức độ nào đó”.
Nếu có những lo ngại, hãy đến bác sĩ đa khoa để kiểm tra lượng đường huyết.
tin liên quan
Những thói quen xấu gây hại cho thậnThận là cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể. Thận giúp lọc máu, sản sinh homorne, hấp thụ khoáng chất, tạo ra nước tiểu, loại bỏ độc tố và trung hòa a xít.
Uống quá nhiều nước
Nước tốt cho cơ thể nhưng nếu liên tục đi vệ sinh, bạn có thể buộc bàng quang làm việc quá mức. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) khuyến cáo rằng nam giới nên tiêu thụ 2,5 lít nước và phụ nữ 2 lít nước mỗi ngày - nhưng bạn không cần phải ám ảnh về việc phải uống nhiều nước.
EFSA cho biết 20-30% lượng nước uống này nên ăn từ thực phẩm, vì vậy trái cây và rau cũng góp phần vào đó.
Bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng đường niệu (UTI) xảy ra khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang hoặc thận.
Các triệu chứng có thể bao gồm thường xuyên và cảm giác nóng rát, đau đớn khi bạn đi vệ sinh. Nước tiểu cũng có thể mùi hôi.
Ăn quá nhiều muối
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng giảm lượng muối cũng có thể làm giảm sự cần thiết đi nhà vệ sinh.
Nếu ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để thoát khỏi nó. Cơ quan sức khỏe quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo người lớn không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày.
tin liên quan
8 thói quen không ngờ gây bệnh trĩNhững thói quen dưới đây chính là nguyên nhân khiến chúng ta dễ bị bệnh trĩ hơn.
Không kiềm chế được bàng quang
Nếu bị rò rỉ khi bạn ho, hắt hơi, cười, nhảy hoặc nhấc một cái gì đó nặng, bạn có thể không kiềm chế được bàng quang. Tiến sĩ Ruth Maher, nhà trị liệu vật lý trị liệu, cho biết: "Những hoạt động hằng ngày này có thể gây áp lực lên bàng quang, và nếu cơ sàn chậu không thắt chặt, có thể gây rò rỉ nước tiểu”.
Các bài tập sàn chậu có thể giúp ích. Bạn có thể xác định được các cơ sàn vùng chậu nếu bạn tưởng tượng cố gắng để ngăn chặn dòng nước tiểu khi đi vệ sinh. Ngồi và thắt cơ 10 lần trong khi hô hấp bình thường. Không siết chặt dạ dày, mông hoặc đùi.
Tuyến tiền liệt mở rộng
Tuyến tiền liệt của nam giới thường phát triển theo độ tuổi. Một tuyến tiền liệt mở rộng có thể gây áp lực lên bàng quang, dẫn đến sự thôi thúc đi vệ sinh. Nếu các triệu chứng trầm trọng, bạn có thể dùng thuốc để giảm kích thước tuyến tiền liệt.
Uống quá nhiều trà hoặc cà phê
Caffeine trong trà và cà phê là thuốc lợi tiểu, có nghĩa là nó kích hoạt đi tiểu nhiều. Hãy thử chuyển sang các loại không có caffein nếu bạn tiểu quá mức.
tin liên quan
Muốn ngủ ngon không khó!Những thay đổi ở não của người lớn tuổi đã ngăn không cho họ đạt được giấc ngủ sâu. Dưới đây là những bí quyết giúp người lớn tuổi ngủ ngon, theo Mirror.
Bình luận (0)