Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?

Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?

07/09/2024 23:19 GMT+7

Theo dự báo, sau khi đi vào sâu đất liền khu vực đông Bắc bộ, đến 4h sáng 8.9, bão Yagi sẽ không suy yếu nhanh mà vẫn giữ cấp 8, giật cấp 10. Đây là một cơn bão hiếm gặp, khác nhiều so với những cơn bão trước đây khi vào đất liền được một thời gian ngắn rồi suy yếu.

Đến 20 giờ tối 7.9.2024, thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết vị trí tâm bão số 3 (bão Yagi) đang trên đất liền tại thành phố Hà Nội. Bão mạnh cấp 10 giật cấp 12. Trong 3 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây, tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.

Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?

Sau khi đi vào đất liền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng chiều 7.9, cơn bão Yagi vẫn duy trì cường độ cấp gió cấp cao, cấp 11 - cấp 13, giật cấp 14 - cấp 16 trong thời gian dài.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết yếu tố ban đêm là khi dòng gió xoáy của cơn bão trong bối cảnh nóng ẩm, gặp vật cản trong khu đô thị thì tạo ra dòng gió thứ cấp, hút gió, tạo nên gió giật mạnh.

Điện lực Hà Nội: Cắt điện toàn thành phố chống bão số 3 (Yagi) là tin thất thiệt

"Thực tế trong trạm quan trắc Hà Đông (Hà Nội), gió mạnh nhất ở cấp 4, cấp 5, tuy nhiên giật lên cấp 8 và cấp 9, rất căng. Cơn bão số 3 này rất lớn so với nhưng cơn bão trước đây mà chúng tôi từng theo dõi và thực hiện cảnh báo. Thứ hai là nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, rõ ràng sau khi bão kết thúc, chúng ta có thể yên tâm về tác động của gió mạnh, tuy nhiên tác động của lũ quét và sạt lở đất vẫn còn sau đó, tuỳ thuộc vào hệ quả mưa", ông Khiêm cho biết.

Theo dự báo, sau khi đi vào sâu đất liền khu vực đông Bắc bộ, đến 4h sáng 8.9, bão Yagi sẽ không suy yếu nhanh mà vẫn giữ cấp độ của một cơn bão khi mạnh với cấp 8, giật cấp 10.

Đây là một cơn bão hiếm gặp, khác nhiều so với những cơn bão trước kia khi vào đất liền được một thời gian ngắn rồi suy yếu.

Tiếp tục kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài

Giải thích về hiện tượng này, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho rằng sau khi đổ bộ, bão vẫn giữ cường độ cao do 2 khả năng.

Một là từ hình ảnh vệ tinh có thể thấy từ sáng nay, hệ thống mây của bão Yagi đối xứng và có tính chất bao trùm rất rộng lên Bắc bộ, bắc Trung bộ.

Với tính chất tốt như vậy, bão sẽ hội tụ, duy trì được năng lượng khi càn quét đất liền dẫn đến việc giảm cấp nhanh rất khó.

Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?- Ảnh 1.

Quảng Ninh hứng chịu thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3)

ẢNH: Đ.X

Bão cần có thời gian nhất định trước khi tác động với địa hình và đi sâu vào đất liền để tiêu tán năng lượng.

Hai là, trong thời gian qua, miền Bắc đã trải qua những ngày nắng nóng. Đây là điều kiện giúp bão có nguồn năng lượng duy trì được cường độ mạnh.

Một điểm bất thường khác của cơn bão là gây ra gió giật. Khác với những cơn bão khác, bão Yagi gây ra nhiều gió giật ở Hà Nội và các địa phương lân cận.

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo trong tối và đêm 7.9, Hà Nội vẫn chịu tác động gió cấp 6 - cấp 7, đặc biệt là tác động của gió giật mạnh cấp 10 - cấp 11, rất nguy hiểm.

"Chúng tôi đánh giá trong đêm nay (7.9) và ngày mai khu vực Bắc bộ (kể cả đồng bằng, trung du miền núi) tiếp tục có mưa lớn có nơi mưa 150-250 mm. Cảnh báo mức độ rất nguy hiểm, gây ra hiện tượng lũ quét sạt lở đất, ngập úng đô thị và các vùng trũng thấp", ông Khiêm nói thêm.

Theo dự báo, từ đêm 6 - 7.9, bão đã khiến nhiều nơi có lượng mưa trên 100 mm. Hết ngày 8.9, nhiều nơi vẫn có mưa lớn, do đó nguy cơ về lũ quét và sạt lở đất vẫn có thể xảy ra.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.