Vì sao châu Âu đang phải trải qua đợt nắng nóng gay gắt?

24/07/2022 10:30 GMT+7

Châu Âu đang hứng chịu một đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ được dự báo trong tuần này sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trước đó.

Nắng nóng cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng ngàn ca tử vong trên khắp các quốc gia châu Âu.

Hôm 19.7, Anh lần đầu tiên ghi nhận mức nhiệt 40 độ C, và là mức cao nhất trong lịch sử dữ kiện nhiệt độ của nước này.

Do biến đổi khí hậu?

Các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng các đợt nắng nóng hiện nay là do biến đổi khí hậu. Các hoạt động đốt than đá, khí đốt và dầu mỏ của con người đã khiến thời tiết nóng hơn, các đợt nắng nóng kéo dài và thường xuyên hơn.

Ông Friederike Otto, giảng viên khoa học khí hậu tại viện Grantham, Đại học Hoàng gia London, nói: “Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra đợt nắng nóng lần này, cũng như các đợt nắng nóng đang và sắp diễn ra". Theo giải thích của ông, "khí nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt và dầu mỏ khiến các đợt sóng nhiệt nóng hơn, dài hơn và thường xuyên hơn".

Nikos Christidis, nhà khoa học khí hậu thuộc Văn phòng Khí tượng Anh, nói rằng: “Khả năng có những ngày nhiệt độ lên đến 40 độ C ở Anh có thể sẽ nhiều hơn gấp 10 lần trong khí hậu hiện nay, so với khí hậu tự nhiên không bị ảnh hưởng từ tác động con người".

Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các đợt nắng nóng theo hai cách. Thứ nhất là giữ lại nhiệt nhiều hơn trong bầu khí quyển, vì vậy dễ dẫn đến nhiệt độ nóng cực đoan. Tác động thứ hai là tạo ra những kiểu thời tiết thay đổi thất thường, nói cách khác là việc xuất hiện những đợt nắng nóng và mưa thất thường. Trong năm nay, một khu vực áp suất cao di chuyển chậm đã đưa không khí nóng từ Bắc Phi đi lên châu Âu.

Các nhà khoa học cho rằng những đợt sóng nhiệt như thế sẽ trở nên thường xuyên hơn trong thập kỷ tới cho dù các chính phủ có thực hiện được cam kết về cắt giảm khí thải .

Ông Christidis cho biết: “Ngay cả với những cam kết hiện tại về việc cắt giảm khí thải, những dạng thời tiết cực đoan như thế này vẫn có thể diễn ra sau mỗi 15 năm cho đến tận những năm 2100”.

Châu Âu có phải là trường hợp đặc biệt?

Mặc dù các đợt nắng nóng ảnh hưởng đến hầu hết các nơi trên thế giới, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa các khu vực. Nghiên cứu cho thấy các đợt nắng nóng ở châu Âu đang tăng về tần suất và cường độ với tốc độ nhanh hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới.

Ông Sjoukje Philip từ Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan cho biết: “Các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến điều này: đất khô, thay đổi các dòng tia, hoặc các khu vực áp suất cao thường ở yên một chỗ trong thời gian dài”.

Hiện tượng ấm lên toàn cầu đóng một vai trò nhất định, vì nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 1,1 độ C so với vào cuối thế kỷ 19. Nhưng ngoài ra, còn có những yếu tố khác, một số liên quan đến sự hoàn lưu của khí quyển và đại dương, có thể khiến châu Âu trở thành một điểm nóng về sóng nhiệt.

Nghiên cứu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho thấy tốc độ tăng nhiệt độ ở châu Âu dự kiến sẽ vượt vượt quá mức thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu trong những năm tới, trong khi tần suất và cường độ của các đợt nóng cực đoan cũng sẽ tăng lên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.