Vì sao có tên bão Trà Mi (số 6) và những cơn bão tên tiếng Việt Nam?

Vì sao có tên bão Trà Mi (số 6) và những cơn bão tên tiếng Việt Nam?

24/10/2024 06:09 GMT+7

Trà Mi, với nhiều người hiện tại, đây không còn chỉ là tên của một loài hoa, mà là tên gọi của một cơn bão nhiệt đới đang tiến vào Biển Đông. Điều đặc biệt là cơn bão này có diễn biến phức tạp, thay đổi hướng liên tục và gây ra nhiều lo ngại.

Trà Mi, với nhiều người hiện tại, đây không còn chỉ là tên của một loài hoa đẹp, mà là tên gọi của một cơn bão nhiệt đới đang tiến vào Biển Đông. Điều đặc biệt là cơn bão này có diễn biến khá phức tạp, thay đổi hướng liên tục và gây ra nhiều lo ngại.

Hiện đang hoạt động tại vùng biển Philippines và dự báo sẽ đi vào Biển Đông trong vào cuối tuần này. Đặc biệt, đây là một trong số các cơn bão mang tên do Việt Nam đề xuất trong hệ thống tên gọi.

Ý nghĩa tên bão Trà Mi (số 6) và những cơn bão tên tiếng Việt Nam

Vì sao các cơn bão được đặt tên?

Bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 đến 8 ngày, và trên cùng khu vực có thể xuất hiện nhiều cơn bão cùng thời điểm, khiến việc theo dõi và dự báo trở nên phức tạp hơn. Do vậy, việc đặt tên cho các cơn bão không chỉ giúp dễ dàng nhận diện mà còn là một công cụ quan trọng trong việc theo dõi và cảnh báo, giúp người dân và các cơ quan chức năng dễ nhận diện và ứng phó.

Ông Lê Đình Quyết (Trưởng phòng dự báo khí tượng thủy văn, thuộc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ) cho biết theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), các cơn bão nhiệt đới được đặt tên theo quy tắc ở từng khu vực.

Bão Trà Mi (bão số 6) di chuyển nhanh, tiến thẳng Đà Nẵng

Trước đây, trong Thế chiến thứ 2, các nhà khí tượng Mỹ bắt đầu đặt tên bão theo tên phụ nữ. Tuy nhiên, từ năm 1979, các tên bão đã bao gồm cả tên nam giới và nữ giới, mang tính trung lập hơn.

Với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông, tên các cơn bão được chọn từ danh sách do 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đóng góp.

Theo thông tin từ Tổng cục Khí tượng thủy văn, từ năm 2000, Việt Nam đã đề xuất 10 tên bão gồm: SonTinh (Sơn Tinh), Lekima (Lekima), BaVi (Ba Vì), Conson (Côn Sơn), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Vamco (Vàm cỏ), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La)

Cứ mỗi năm, các tên bão này sẽ được xoay vòng theo thứ tự và năm 2024, đến lượt cái tên Trà Mi xuất hiện. Nếu một cơn bão gây thiệt hại lớn, tên của nó sẽ bị loại khỏi danh sách. Đây là một biện pháp để tưởng nhớ và tránh nhắc lại những thiên tai lớn trong tương lai.

Cập nhật bão Trà Mi (số 6): Nguy cơ bão chồng bão trên Biển Đông

Bão Trà Mi và những dự báo

Trà Mi chỉ một loài hoa thuộc họ hoa hồng và tên gọi khác là hoa Sơn Trà, hoa có tên khoa học là Camellia Japonica, thuộc chi chè, có nguồn gốc từ vùng Đông Á.

Ngoài tên quốc tế do Ủy ban Bão thống nhất từ đề xuất của các quốc gia, nhiều nước có hệ thống tên riêng như Philippines có hệ thống tên bão riêng, cơn bão Trà My được Philippines đặt tên là Kristine.

Vì sao có tên bão Trà Mi (số 6) và những cơn bão tên tiếng Việt Nam?- Ảnh 1.

Nếu một cơn bão gây thiệt hại lớn, tên của nó sẽ bị loại khỏi danh sách tên gọi và thay thế bằng một tên khác

ẢNH MINH HỌA

Trong khi đó, Việt Nam cũng đặt tên bão theo hệ thống riêng bằng các con số theo dãy số tự nhiên. Và khi vào Biển Đông, bão Trà Mi sẽ là bão số 6 trong năm 2024.

Bão Trà Mi đang di chuyển với hướng về phía tây bắc, dự báo sẽ vào Biển Đông vào khoảng ngày 24.10. Theo ông Vũ Anh Tuấn (Phó trưởng phòng Dự báo Thời tiết, thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia) cơn bão này có thể mạnh lên đến cấp 12, giật cấp 15 khi tiến gần quần đảo Hoàng Sa, có thể hướng thẳng các tỉnh thành miền Trung.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.