Nghiên cứu do nhóm khoa học gia từ Trường Y khoa Weill Cornell Medicine (Mỹ) thực hiện, đã giải mã được một phần nguyên do vì sao ung thư tái phát sau điều trị. Trước đó, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các mẫu bệnh phẩm của người mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML - một loại ung thư máu) trên mô hình organoids (các mô 3D cực nhỏ được nuôi cấy từ tế bào gốc của người, nhằm phục vụ nghiên cứu).
Kết quả cho thấy trong quá trình hóa trị, một số tế bào gây bệnh AML đã chuyển sang trạng thái ngủ đông (tạm ngưng phần lớn chức năng gây bệnh) hoặc “giả viêm”.
“Lúc này, các tế bào ung thư trông tương tự những tế bào bình thường, thậm chí còn giống với tế bào đang bị chấn thương, từ đó lôi kéo hệ miễn dịch nuôi chúng khỏe mạnh trở lại”, theo báo cáo từ nghiên cứu.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng phát hiện trạng thái “giả viêm” này được gây ra bởi một loại protein có tên ATR, đồng thời xác nhận việc ức chế ATR đúng thời điểm có thể là một cách hữu hiệu để đảm bảo kết quả cho quá trình hóa trị và phòng ngừa tái phát ung thư.
Bình luận (0)